Chuyên Đề Một số phương pháp giải các bài toán chứa căn thức

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [​IMG]I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Cơ sở lý luận:
    Toán học là một môn khoa học tự nhiên mang tính chất trừu tượng cao, môn toán còn là bộ môn công cụ hỗ trợ cho các môn khoa học khác. Với môn đại số là môn khoa học rèn luyện cho học sinh khả năng tinh toán, suy luận logic, phát triển tư duy sáng tạo. Đặc biệt là rèn luyện cho các em học sinh khá,giỏi nâng cao năng lực tư duy, tính sáng tạo, linh hoạt trong cách tìm lời giải bài toán nhất là bộ môn đại số càng có ý nghĩa quan trọng.
    Việc dạy học sinh giải toán không đơn thuần chỉ cung cấp cho các em một số kiến thức cơ bản thông qua việc giải các bài tập mà giáo viên cần phải biết rèn luyện khả năng sáng tạo cho từng học sinh, giúp học sinh biết phân loại ra từng dạng toán. Vì vậy nhiệm vụ của người thầy không phải là giải bài tập cho học sinh mà vấn đề đặt ra là người thầy phải dạy học sinh cách suy nghĩ để tìm ra phương pháp giải cho từng dạng toán đó.
    2. Cơ sở thực tiễn
    Trong quá trình giảng dạy toán ở các trường THCS và qua các năm công tác giảng dạy tại trường THCS Trần Quang Khải thuộc phòng Giáo dục và đào tạo huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Được sự trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp và được sự động viên giúp đỡ của lãnh đạo trường, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến này với suy nghĩ và mong muốn được trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy về “ Một số phương pháp giải các bài toán chứa căn thức” trong chương trình đại số lớp 9. Với mục đích thứ nhất là rèn luyện khả năng sáng tạo của từng học sinh trước mỗi bài toán, đồng thời giáo viên sẽ có thêm kinh nghiệm trong quá trình áp dụng phương pháp giảng dạy cho từng dạng bài toán. Trên cơ sở đó đối với mỗi bài toán cụ thể các em học sinh có thể khái quát hóa thành bài toán tổng quát và xây dựng các bài toán tương tự. Mục đích thứ hai là kích thích sự ham học hỏi của học sinh giúp các em có thể tự phát huy năng lực độc lập sáng tạo của mình ở mọi lúc, mọi nơi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...