Tiểu Luận một số phương pháp, biện pháp về công tác chủ nhiệm Trường Tiểu học Vừ A Dính, xã Đắc Drông, Cư Jút.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A - PHẦN MỞ ĐẦU

    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Giáo dục tiểu học là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân mang trong mình những phẩm chất đạo đức tốt, thành cốt lõi của một nhân cách Việt Nam trong giai đoạn mới. Những phẩm chất đó là: Trí tuệ phát triển, ý thức cao đẹp, tình cảm đẹp
    Học xong tiểu học, các em phải đạt được những yêu cầu: Có lòng nhân ái, mang bản sắc con người Việt Nam yêu quê hương đất nước, kính trên, nhường dưới, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Các em có ý thức về bổn phận của mình đối với người thân, đối với bạn bè, cộng đồng và môi trường sống. Tôn trọng và thực hiện đúng nội quy ở nhà trường, khu dân cư, nơi cộng đồng, sống hồn nhiên, mạnh dạn, tự tin và trung thực. Các em có kiến thức cơ bản về tự nhiên, xã hội, các kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán có thói quen rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và bảo vệ sức khoẻ. Các em biết cách học tập, biết tự phục vụ và sử dụng được một số đồ dùng và công cụ lao động thông thường, biết vận dụng một số việc như chăn nuôi, trồng trọt giúp gia đình .
    Để đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong mỗi giai đoạn, hệ thống giáo dục mới được hình thành và được đổi mới, phát triển bằng những cuộc cải cách giáo dục, đồng thời tiến hành từng bước trong việc đánh giá học sinh, đối với phương pháp dạy học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm. Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, người giáo viên không những truyền thụ kiến thức mà còn giúp các em tự trau dồi, rèn luyện, phấn đấu, phát huy vai trò làm chủ bản thân, làm chủ tập thể, khẳng định ý chí, niềm tin ngay từ lúc còn nhỏ. Hai nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà chúng hỗ trợ lẫn nhau thông qua công tác chủ nhiệm của giáo viên. Nếu công tác chủ nhiệm không tốt lớp sẽ không có nề nếp, dẫn đến bài giảng của thầy, cô dù có hay bao nhiêu thì cũng không có giá trị (và ngược lại ).
    Chính vì vậy trong trường học, công tác chủ nhiệm là một công việc rất quan trọng đối với mỗi người giáo viên . Nó có tác dụng nhiều mặt đối với học sinh. Hơn nữa công tác chủ nhiệm tốt sẽ là điều kiện thuận lợi, là động lực hỗ trợ tích cực cho việc giảng dạy của người thầy đạt kết quả tốt, đồng thời góp phần đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa.
    Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của cấp học và thực trạng học sinh lớp 1A do tôi phụ trách, nên tôi đã tìm hiểu, tham khảo, đầu tư suy nghĩ và tìm ra một số phương pháp, biện pháp về công tác chủ nhiệm và được thể hiện qua đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...