Thạc Sĩ Một số phương hướng, giải pháp chủ yếu đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số phương hướng, giải pháp chủ yếu đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
    Luận văn tốt nghiệp
    Đề tài: Một số phương hướng, giải pháp chủ yếu đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam
    Định dạng file word


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng công tác tư tưởng,
    trong đó có công tác tuyên truyền. Ngay từ những ngày đầu cách mạng, lãnh tụ Nguyễn
    ái Quốc đã trực tiếp tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin trong quần chúng nhân dân để
    xây dựng phong trào cách mạng. Công tác tuyên truyền đã cổ vũ toàn dân tộc đứng lên
    làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng
    hoà. Tiếp đó, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, công tác
    tuyên truyền đã làm lay động tình cảm đến từng người dân, tạo dựng niềm tin vững chắc
    vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh, gian khổ chiến đấu vì mục tiêu,
    độc lập và thống nhất Tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới, công tác tuyên truyền đã góp
    phần làm nên những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của nước ta.
    Bước vào thế kỷ XXI, tình hình thế giới tiếp tục có những biến đổi phức tạp và
    khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển đất nước. Sự phát triển nhanh
    chóng của khoa học - công nghệ, toàn cầu hoá v.v. đang tạo ra những thuận lợi cho đất
    nước ta trong quá trình hội nhập nhưng cũng đặt ra những thách thức mới trên nhiều lĩnh
    vực, đặc biệt trong công tác tuyên truyền. Những sự kiện chính trị, kinh tế, an ninh, thiên
    tai v.v. xảy ra trên thế giới đều tác động nhanh chóng đến tư tưởng nhân dân và ảnh
    hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
    luật của Nhà nước ta. Công tác tuyên truyền phải làm thế nào đảm bảo giữ đúng định
    hướng của Đảng, truyền bá chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần chủ động hội nhập
    kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hội
    nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi
    ích dân tộc, chủ quyền quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường.
    Đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế là những
    vấn đề lớn và phức tạp về lý luận và thực tiễn hiện nay.
    Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu sụp đổ, chủ nghĩa xã hội lâm vào
    thoái trào, không những làm cho cách mạng nước ta mất đi những đồng minh chiến lược
    quan trọng mà còn tác động tiêu cực đến tư tưởng của một bộ phận đảng viên và quần
    chúng nhân dân. Các thế lực thù địch ở nước ngoài cấu kết với bọn cơ hội chính trị ở
    trong nước ráo riết hoạt động, phát tán tài liệu đưa ra những luận điệu, quan điểm sai trái
    hòng phản bác những vấn đề lý luận cơ bản của cách mạng Việt Nam. Chúng phủ định
    chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc, vu cáo
    lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao. Chúng đầu tư tiền của, vật chất, dùng lực lượng,
    phương tiện từ bên ngoài, đồng thời tập trung phát triển lực lượng, phương tiện ở trong
    nước chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng thực hiện mưu đồ, tạo ra sự “tự diễn biến”,
    “tự chuyển hoá”, sự chống đối từ trong Đảng và trong nội bộ nhân dân, từng bước làm
    cho nhân tố bên trong phát triển thành lực lượng chính trị đối lập mạnh kết hợp với yếu tố
    bên ngoài làm sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    Vì thế, đổi mới công tác tuyên truyền là yêu cầu tất yếu của công tác tư tưởng, văn hoá
    trong tình hình hiện nay.
    Tình trạng quan liêu, tham nhũng, thoái hoá, biến chất trong bộ máy cán bộ lãnh
    đạo các cấp đã tác động tiêu cực đến tư tưởng đảng viên và nhân dân, làm giảm sút niềm
    tin vào Đảng. Những tác động từ tư tưởng chính trị và thực tiễn của các nước trên thế
    giới ảnh hưởng rất lớn đến đường lối lãnh đạo của Đảng ta. Chủ nghĩa tư bản tiếp tục
    phát triển, trong đó có những thể chế chính trị đang thể hiện ưu thế, kinh tế phát triển, xã
    hội ổn định. Thực tế đó tác động đến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân dẫn đến
    những liên tưởng, so sánh, những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao hơn đối với sự lãnh đạo
    của Đảng. Thực tế đang đặt ra cho công tác tuyên truyền yêu cầu mới, đó là: sự thuyết
    phục không phải chỉ bằng lý thuyết suông mà phải bằng thực tiễn. Nếu như trước kia, chỉ
    cần coi trọng một mặt “Đảng nói, dân tin”, thì bây giờ phải chú trọng hơn đến mặt thứ hai
    “Đảng làm, dân theo”.
    Công tác tuyên truyền của Đảng trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu cơ
    bản, đã bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém. Nội dung tuyên truyền còn thiếu sức thuyết
    phục, định hướng thông tin chậm. Thông tin không chính thống, thông tin xấu lan tràn
    nhanh và rộng trong xã hội. Nhiều đảng viên thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm.
    Niềm tin của nhân dân vào Đảng ngày càng giảm sút. Thậm chí đã xuất hiện tình trạng,
    nhiều người làm công tác tuyên truyền cũng thiếu niềm tin vào chính những điều mà họ
    tuyên truyền. Nếu công tác tuyên truyền của Đảng không đổi mới, những yếu kém trong
    công tác tuyên truyền không được khắc phục, thì niềm tin vào Đảng, vào chế độ sẽ ngày
    càng giảm sút, đe doạ sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế đó đòi hỏi Đảng ta phải đổi mới
    mạnh mẽ công tác tuyên truyền, củng cố và tăng cường niềm tin chính trị trong nhân dân,
    giữ vững vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng, đảm bảo giành thắng lợi trong bối cảnh
    hội nhập quốc tế. Đổi mới công tác tuyên truyền còn là yêu cầu của công tác xây dựng và
    chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đưa sự
    nghiệp đổi mới tiến lên vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
    minh.
    Từ những bài học kinh nghiệm trong lịch sử, hơn bao giờ hết, Đảng ta cần coi
    trọng đổi mới công tác tuyên truyền nhằm khơi dậy và phát triển chủ nghĩa yêu nước, lý
    tưởng cách mạng, tinh thần độc lập và tự chủ của chúng ta trong thời kỳ hội nhập quốc tế;
    xem đây là động lực to lớn cho hội nhập, và ở đây, công tác tuyên truyền của Đảng phải
    đứng ở tuyến đầu.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Công tác tuyên truyền là một trong ba bộ phận cấu thành của công tác tư tưởng
    của Đảng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học với những quy mô và cấp
    độ khác nhau. Sau đây là một số công trình:
    Năm 1999, Vụ Tổng hợp kinh tế Bộ Ngoại giao biên soạn cuốn sách Toàn cầu
    hoá và hội nhập kinh tế của Việt Nam và Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Cuốn
    sách cung cấp những thông tin về xu thế, thời cơ và thách thức của toàn cầu hoá và hội nhập
    quốc tế; kinh nghiệm của các nước đang phát triển và những giải pháp cho tiến trình hội
    nhập kinh tế của Việt Nam.
    Năm 2002, cuốn sách Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư
    tưởng do PGS. Hà Học Hợi chủ biên, được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
    Cuốn sách hình thành trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước
    “Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” mã số KHXH 05-02, trình
    bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư
    tưởng, dự báo tình hình tư tưởng xã hội của nước ta đến năm 2020, đề xuất nội dung, giải
    pháp cơ bản và một số nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng.
    Năm 2003, Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện
    Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn tập bài giảng Nguyên lý tuyên truyền
    nêu khái quát những vấn đề chung về công tác tuyên truyền, đặc biệt đề cập đến những quan
    điểm có tính nguyên tắc đổi mới công tác tuyên truyền và phương hướng cơ bản đổi mới
    công tác tuyên truyền hiện nay.
    Năm 2003, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Đổi mới và phát triển ở
    Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Mã số: ĐTĐL-2003/18) do GS,TS.
    Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm, đã tổng kết thực tiễn một số lĩnh vực chủ yếu qua hai
    mươi năm đổi mới, làm rõ những thành tựu và hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm
    nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn và bổ sung phát triển đường lối đổi mới ở Việt Nam. Về vấn
    đề nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, đề tài khẳng định, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
    tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng.
    Năm 2003, Đề tài khoa học (Mã số ĐTĐL 2003-17) “Nghiên cứu, phản bác các
    quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong
    tình hình mới” do TS. Nguyễn Hồng Vinh làm chủ nhiệm, đã đánh giá tình hình, nêu
    phương hướng, nhiệm vụ phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng
    của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Năm 2004, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương biên soạn cuốn sách “Những vấn
    đề lớn của thế giới và quá trình hội nhập, phát triển của nước ta” trình bày quá trình hội
    nhập kinh tế quốc tế ở nước ta.
    Năm 2006, cuốn sách Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh
    của TS. Hoàng Quốc Bảo, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản, nghiên cứu nguồn
    gốc, những đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, thực
    trạng phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng và đưa ra những giải pháp cơ bản
    nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền theo phương pháp tuyên truyền cách mạng
    Hồ Chí Minh.
    Năm 2008, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị - Hành chính
    quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn cuốn sách Nguyên lý công tác tư tưởng (tập I và II) do
    PGS,TS. Lương Khắc Hiếu chủ biên, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản. Cuốn
    sách là kết quả nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy của tập thể giảng viên Khoa Tuyên
    truyền và các nhà khoa học, giới thiệu những vấn đề chung nhất như đối tượng, bản chất,
    hình thái, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp của công tác tư
    tưởng, trong đó có công tác tuyên truyền.
    Tháng 10 năm 2008, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội thảo khoa học - thực
    tiễn về chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong giai đoạn hiện
    nay” và xuất bản kỷ yếu tập hợp 49 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý lãnh
    đạo. Các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh của công tác tư tưởng cả về lý luận và
    thực tiễn, chỉ ra những kết quả, hạn chế và đề xuất những giải pháp sắc sảo, khả thi. Đáng
    chú ý, có một số bài nghiên cứu chuyên sâu về công tác tuyên truyền, như bài “Tiếp tục
    đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền trong giai đoạn mới” của TS. Bùi
    Thế Đức; bài “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động công nhân, lao động
    trong điều kiện hiện nay: thực trạng và giải pháp” của TS. Dương Văn Sao; bài “Nâng
    cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong giai đoạn hiện nay: thực
    trạng, vấn đề và giải pháp” của PGS,TS. Phạm Văn Linh; bài “Nâng cao chất lượng, hiệu
    quả công tác báo chí truyền thông hiện nay: thực trạng và giải pháp” của PGS,TS. Đinh
    Văn Hưởng; bài “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền trong giai đoạn
    hiện nay: thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Quang Khải v.v
    Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã đề cập đến công tác tuyên truyền
    của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới những góc độ khác nhau và đề cập đến quá trình hội
    nhập quốc tế ở Việt Nam. Khái quát lại, chúng ta cũng đã có những quan điểm cơ bản về
    nguyên lý công tác tuyên truyền, yêu cầu, nội dung, phương thức công tác tuyên truyền
    của Đảng và những vấn đề cơ bản về hội nhập, như: thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó
    khăn và lộ trình hội nhập. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học chính trị, có thể nói chưa có
    đề tài khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về công tác tuyên truyền của Đảng, đặc biệt là
    vấn đề đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt
    Nam hiện nay. Về hội nhập quốc tế, cũng chưa có tài liệu nào nghiên cứu chuyên sâu
    những tác động của hội nhập đối với công tác tư tưởng nói chung, công tác tuyên truyền
    nói riêng.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    * Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng, xác định những yêu cầu mới đặt ra cho công tác
    tuyên truyền trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, luận văn đề xuất một số phương
    hướng, giải pháp chủ yếu đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    * Nhiệm vụ của luận văn
    - Làm rõ thêm một số phạm trù và khái niệm công tác tuyên truyền của Đảng và
    bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    - Làm rõ thực trạng và yêu cầu mới đặt ra cho công tác tuyên truyền của Đảng
    trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    - Xác định một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị đổi mới công tác tuyên
    truyền của Đảng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    * Đối tượng nghiên cứu
    - Công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Về thời gian, luận văn xác định tập trung nghiên cứu công tác tuyên truyền của
    Đảng ta từ Đại hội IX (năm 2001) đến nay, nhất là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập
    Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    Về công tác tuyên truyền, vấn đề được nghiên cứu dưới góc độ một bộ phận cấu thành
    của công tác tư tưởng với tính cách là một chức năng và nhiệm vụ của Đảng cầm quyền, lãnh
    đạo thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.
    5. Những đóng góp về khoa học của luận văn
    - Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng, những yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc
    tế đặt ra cho công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    - Xác định những nội dung và phương pháp đổi mới công tác tuyên truyền của Đảng
    Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
    6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    * Cơ sở lý luận
    Vấn đề đổi mới công tác tuyên truyền trong luận văn này được nghiên cứu trên cơ
    sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng
    sản Việt Nam và của Chính trị học hiện đại.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
    lịch sử; các phương pháp của Chính trị học và một số khoa học chính trị, khoa học xã hội
    có liên quan.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 6 tiết.


    DANH Mục tài liệu tham khảo
    1. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Các chương trình
    công tác lớn thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng (2007 - 2010).
    2. Ban Chỉ đạo đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng – văn hoá
    của Trung ương (2003), Chống âm mưu “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư
    tưởng – văn hoá, Hà Nội.
    3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tài liệu học tập các nghị quyết Hội nghị Trung
    ương 5, khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2002), Nguyên lý tuyên truyền, Hà Nội.
    5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù
    địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tiếp tục đổi mới, nâng cao tính chiến đấu, sự
    sắc bén, chất lượng và hiệu quả công tác tuyên giáo, Kỷ yếu Hội nghị Tổng
    kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2007, triển khai phương hướng, nhiệm
    vụ năm 2008, tại Hà Nội.
    7. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Tập trung trí tuệ, tâm huyết, phát huy sức
    mạnh tổng hợp, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên giáo, Kỷ yếu Hội nghị
    Tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2008, triển khai phương hướng,
    nhiệm vụ năm 2009, tại Hà Nội.
    8. Ban Tuyên giáo Trung ương, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (2007),
    Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội
    nhập WTO, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.
    9. Ban Tuyên giáo Trung ương, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (2008), Báo cáo tóm
    tắt kết quả thăm dò dư luận xã hội về xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình
    mới.
    10. Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Thông tin tổng hợp số 22-TT/BTGTW, ngày
    18-6-2009.
    11. Ban Tuyên giáo Trung ương, Trung tâm thông tin công tác tuyên giáo (2009), Sổ tay
    báo cáo viên 2009, Hà Nội.
    12. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2000), 70 năm công tác tư tưởng – văn hoá
    của Đảng truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn, Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội.
    13. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá - Thông tin, Hội Nhà báo Việt
    Nam (2002), Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (Khoá
    VIII) về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất
    bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    14. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Vụ Tuyên truyền và hợp tác quốc tế (2005),
    Đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    15. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2005), Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa hình thức,
    phương pháp tuyên truyền giáo dục, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng,
    Kỷ yếu Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về
    công tác tư tưởng, lý luận - tổ chức tại Nam Định từ ngày 15-16/12/2004.
    16. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2004), Nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên
    truyền nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong giai đoạn mới, Kỷ yếu hội thảo,
    Hà Nội.
    17. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2005), Lịch sử biên niên công tác tư tưởng –
    văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam (1976 - 2004), Nxb Chính trị quốc gia,
    Hà Nội.
    18. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2007), Tài liệu học tập các nghị quyết Hội
    nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Nxb Chính trị quốc
    gia, Hà Nội.
    19. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương (2007), Việt Nam WTO, những cam kết liên
    quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Nxb Chính trị
    quốc gia, Hà Nội.
    20. Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương, Trung tâm thông tin công tác tư tưởng
    (2005), Sổ tay báo cáo viên năm 2005, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...