Luận Văn Một Số phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lao Khổ

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một Số phương diện về kỹ thuật tự sự trong tiểu thuyết Lao Khổ


    MỞ ĐẦU​



    1. Lý do lựa chọn đề tài:

    Văn học Việt Nam từ 1986 trở đi đã có nhiều thành tựu to lớn. Một trong những thành tựu đó phải kể đến là sự chuyển đổi theo hướng hiện đại hóa về phương thức sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ.

    Trong số các thể loại của văn học đương đại, “tiểu thuyết được coi là cỗ máy cái”, “là sử thi về đời tư” (Bê-lin-xki); là nơi mà cuộc đời được phơi trên trang giấy một cách chân thực nhất, sâu sắc nhất; là “giá trị không thể thay thế được”. Một tiểu thuyết hay không phụ thuộc độ dài, ngắn, số lượng trang, mà ở chỗ nó khám phá và lý giải ra sao về một lĩnh vực nào đó của đời sống, “đặt ra những câu hỏi” nhân sinh và tìm cách “trả lời những câu hỏi đó” như thế nào.

    Tiểu thuyết đương đại thể hiện một bước đột phá mạnh mẽ về “kỹ thuật tự sự”, tiết tấu trần thuật nhanh hơn; kết cấu phức tạp, biến hoá, đan xen nhiều tầng bậc; phương thức xây dựng nhân vật cũng hoàn toàn khác trước.

    Văn học đương đại nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng không quan tâm quá mức đến việc nhà văn viết về đề tài gì: thành thị, nông thôn, “hướng ra công trường, hướng về ruộng đồng” nữa mà chủ yếu là xem nhà văn đó viết như thế nào về cùng một đề tài với những người khác; xem “kỹ thuật” của anh ta có những nét gì mới và khác lạ. Trong cùng công việc là “cày xới mảnh đất hiện thực”, ai “trồng được cây” tốt hơn có nghĩa là người đó phải có một kỹ thuật riêng, ở đó phát huy đầy đủ và hiệu quả nhất toàn bộ bí quyết, “kỹ năng, kỹ xảo” và sở trường của anh ta.

    Từ 1986 trở đi, ta đã thấy có rất nhiều đổi mới trong phương thức sáng tạo ở các tác phẩm tự sự của các nhà văn: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Hướng, Bảo Ninh . Trong các gương mặt tiểu thuyết trẻ hiện nay, chúng tôi quan tâm đến Tạ Duy Anh và các tác phẩm của ông. Tuy nhiên chúng tôi mới chỉ thấy một số bài báo viết giới thiệu về tác giả này và bình luận về những tác phẩm mới đây của ông; chưa thấy có ai nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn trẻ này. Nhận thấy tiểu thuyết của Tạ Duy Anh có nhiều nét mới mẻ về nghệ thuật, chúng tôi quyết định lựa chọn “một vài phương diện về kỹ thuật tự sự” trong tiểu thuyết Lão Khổ của ông làm đề tài nghiên cứu của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...