Tiểu Luận Một số phong tục ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc

Thảo luận trong 'Đông Phương Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU​

    Có một không gian mênh mông và một thời gian sâu thẳm, văn hóa Trung Hoa dường như vẫn còn để ngỏ cho mọi cuốc thám hiểm. Sánh vai cùng các nền văn minh – văn hóa lớn, lâu đời như Ấn Độ, Ai Cập, Ả Rập, Lưỡng Hà, ta thấy văn minh – văn hóa Trung Hoa quả thực đáng để loài người lưu ý và quan tâm. Trung Hoa là một nền văn hóa được xây dựng từ xa xưa với các mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội, là các triều đại phong kiến nối tiếp nhau, là những “vạn lý trường thành” và cũng là những nét phong tục bình dị hàng ngày. Văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước phương Đông.
    Ở đây em xin đề cập đến một mĩ tục của người Trung Quốc, đó là “phong tục đón tết Nguyên Đán của người Trung Quốc”.
    Sự hình thành và lưu truyền gìn giữ nét đẹp này là cả một quá trình lịch sử lâu dài, một nội dung phong phú có ý nghĩa quan trọng và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
    Cùng với những phong tục khác như ăn, mặc, ở phong tục đón tết Nguyên Đán của người Trung Quốc đã làm phong phú thêm, tô điểm thêm cho một nền văn hóa đẹp đẽ và có từ lâu đời.
    Với lý do trên bài báo cáo khoa học bước đầu muốn đề cập đến nguồn gốc hình thành, biểu hiện và ý nghĩa của phong tục này nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóa Trung Quốc và muốn có sự đối chiếu với Việt Nam – một nước láng giềng bao lâu nay với Trung Quốc.
    Sau một thời gian dài tìm tòi suy nghĩ cũng như được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, em đã hoàn thành bài báo cáo khoa học về đề tài “Một số phong tục ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc”. Do thời gian có hạn cũng như trình độ còn hạn chế, kiến thức ít ỏi nên bài báo cáo khoa học không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô giáo và các bạn để bài báo cáo khoa học được hoàn thiện hơn.
    Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn cũng như các thầy cô giáo trong khoa Đông Phương học trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại học Quốc Gia Hà Nội, các thầy cô giáo công tác tại trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, thư viện trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Hà Nội, thư viện quốc gia, các bạn sinh viên K48 khoa Đông Phương đã giúp em hoàn thành bài báo cáo khoa học này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...