Thạc Sĩ Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21
    làm tăng năng suất lao động, đời sống vật chất của con người được đáp ứng đầy đủ, trong khi thời
    gian lao động giảm bớt. Ngày càng có nhiều người thường xuyên rời khỏi nơi cư trú của mình để
    đến một nơi khác, để hòa mình vào thiên nhiên, khám phá những điều mới lạ, để phục hồi sức khỏe
    hay chỉ để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức món ngon, vật lạ Tất cả những điều này góp
    phần thúc đẩy nhu cầu về đời sống tinh thần của con người, trong đó du lịch trở thành nhu cầu
    không thể thiếu trong đời sống văn hóa – xã hội. Ngành du lịch được xem là ngành công nghiệp
    không khói được đa số các nước trong khu vực và trên thế giới quan tâm phát triển từ rất sớm. Nhận
    thức được tiềm năng to lớn của nó, Việt Nam đã và đang đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển du lịch,
    nhất là trong những năm gần đây, dẫn đến hệ quả nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng cao.
    Đây là cơ hội và cũng là thách thức cho những người quan tâm, yêu thích và muốn thử thách mình
    trong một ngành công nghiệp khá mới mẻ ở Việt Nam.
    Nước ta lại đang trong thời kỳ xây dựng và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa nhằm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp văn minh, hiện đại. Việc Việt Nam gia nhập tổ
    chức Thương mại quốc tế WTO vào ngày 7 tháng 11 năm 2006 đã mở ra cơ hội mở rộng thị trường,
    thu hút đầu tư, tranh thủ công nghệ để phát triển và nhất là thay đổi bộ mặt, cách nhìn của bạn bè
    quốc tế về đất nước và con người Việt Nam. Thông qua du lịch và hoạt động du lịch, chúng ta sẽ
    phần nào làm được điều đó.
    Bên cạnh đó, khoa học tâm lý cũng đã chỉ ra rằng, bất kỳ hoạt động nào của con người muốn
    đạt hiệu quả cao cũng đòi hỏi chủ thể có những phẩm chất tương ứng đáp ứng yêu cầu của hoạt
    động đó, nhất là với những hoạt động có tính chất chuyên môn. Hoạt động du lịch cũng vậy.
    Trong hoạt động du lịch, vai trò của HDVDL là rất cần thiết. Đó là những “sứ giả văn hóa”
    dưới mắt du khách trong, ngoài nước. Đó là những đại diện cho tổ chức du lịch trực tiếp điều hành,
    hướng dẫn, phục vụ du khách trong các chuyến tham quan du lịch. Chất lượng trong chuyến du lịch
    thế nào, sản phẩm du lịch thế nào, hình ảnh của công ty du lịch đối với khách hàng ra sao tùy
    thuộc rất nhiều vào khả năng lao động của HDVDL.
    Hoạt động của HDVDL có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp tới hình ảnh, con người, phong tục,
    tập quán và văn hóa địa phương; hoạt động này được coi là một loại nghề đặc biệt có yêu cầu với
    chủ thể về những PCTL để vừa hoàn thành được những nhiệm vụ đặt ra, vừa thực hiện tốt những kỹ
    năng nghề nghiệp, vừa để khắc phục những hiện tượng tâm lý tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình
    hoạt động. Việc nghiên cứu, tìm hiểu và xác định những PCTL cơ bản của HDVDL có ý nghĩa hết sức quan trọng để làm cơ sở cho việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn lực HDV.
    Nếu HDV không đảm bảo được những PC mà nghề đòi hỏi – nhất là những PCTL - thì hiệu quả
    hoạt động nghề sẽ hạn chế, tình hình HDV không có kiến thức, không có trình độ, không có kỹ
    năng, không có năng lực ngày càng nhiều, dẫn đến sản phẩm du lịch mà chúng ta tạo đang cố
    gắng tạo ra hoàn toàn vô nghĩa.
    Trong thực tiễn, ngày càng nhiều ý kiến cho rằng muốn trở thành HDVDL chỉ cần có khả
    năng nói lưu loát, có ngoại hình, có khả năng sử dụng trình độ ngoại ngữ ở một phạm vi nào đó, biết
    cười liên tục là có thể làm HD. Và thực tế, không ít HDV như vậy. Ngoài việc thiếu hiểu biết,
    thiếu kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp, một số HDV dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ vào các tệ nạn
    xã hội, làm mất tư cách, đạo đức của HDV nói riêng và hình ảnh đại diện của đất nước nói chung.
    Xuất phát từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “Một số phẩm
    chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch” là hết sức cần thiết, vừa mang ý nghĩa lý luận, vừa
    có gía trị thực tiễn. Nghiên cứu này góp phần đáp ứng nhu cầu hiện nay về việc tuyển chọn, đào tạo,
    bồi dưỡng, phát triển đội ngũ HDVDL có đầy đủ PCTL cơ bản về nghề nghiệp, đạo đức, tác phong
    trong công cuộc xây dựng hình ảnh, quảng bá về đất nước và con người Việt Nam ra thị trường thế
    giới cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp không khói.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn làm rõ các PCTL cơ bản
    cần có của HDVDL. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm định hướng và phát triển những PCTL cơ
    bản phù hợp với nghề, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HDVDL.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu


    Một số PCTL cơ bản của HDVDL.

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    Đề tài nghiên cứu trên các nhóm:
    - Hướng dẫn viên du lịch đang công tác tại các công ty lữ hành.
    - Khách du lịch.
    - Sinh viên năm thứ tư thuộc chuyên ngành HD đang học tập tại trường ĐH Tôn Đức Thắng và
    ĐHDL Văn Lang.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.

    4.2. Nghiên cứu thực trạng một số phẩm chất tâm lý cơ bản của HDVDL và các yếu tố ảnh hưởng
    tới sự hình thành, phát triển các PCTL của họ. 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao việc rèn luyện và phát triển PCTL cơ bản theo yêu cầu của ngành nghề hiện tại.

    5. Giả thuyết nghiên cứu

    5.1. Không phải tất cả các PCTL cần có theo yêu cầu của ngành nghề hiện nay đều là những
    PCTL cơ bản của HDVDL.

    5.2. Không có sự khác biệt giữa các nhóm khách thể khi lựa chọn những PCTL cơ bản cần có của
    HDVDL.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    Tập trung nghiên cứu về PCTL cơ bản của người HDVDL và tìm ra những giải pháp hợp lý
    để nâng cao việc rèn luyện và phát triển những PCTL của HDVDL.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng các phương pháp đọc, phân tích, khái quát các tài liệu văn bản nhằm nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu.

    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng các phương pháp:

    7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi với mẫu điều tra là 300 cho 3 nhóm khách thể nghiên cứu: SV, HDVDL, KDL.

    7.2.2. Phương pháp quan sát.

    7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu: dành cho nhóm Cán bộ quản lý và Đào tạo

    7.3 Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng phần mền SPSS for Windows 11.5 .

    8. Đóng góp mới của đề tài

    8.1. Về mặt lý luận: Dựa trên việc tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại về PCTL nói chung tìm ra được những PCTL cơ bản của HDVDL.

    8.2. Về thực tiễn: Dựa trên việc nghiên cứu thực tiễn sẽ định hình được PCTL cơ bản, cần thiết cho HDVDL góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HDVDL
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...