Luận Văn Một số nội dung cốt yếu của hợp đồng thành lập công ty

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Một số nội dung cốt yếu của hợp đồng thành lập công ty
    Giới thiệu chung

    Hợp đồng được tạo nên bởi ý chí của các đương sự trên cơ sở tự do ý chí. Do đó về nguyên tắc, pháp luật không ràng buộc hay hạn chế tự do cam kết, thoả thuận của các bên mà không có lý do xác đáng. Tuy nhiên hợp đồng được xem là luật của các bên tham gia giao kết mà có thể bị pháp luật áp dụng chế tài đối với sự vi phạm hợp đồng, nên pháp luật cũng đòi hỏi các bên ít nhất phải thoả thuận về những điểm cốt yếu của hợp đồng.
    Bởi không phải ai cũng có khả năng thiết lập được một hợp đồng đầy đủ như luật gia, nên đối với các hợp đồng, các bên thông thường chỉ cần thoả thuận với nhau về bản chất và mục đích của hợp đồng. Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, pháp luật về hợp đồng, với tính cách là luật tư, có nhiệm vụ giải thích cho ý chí của các bên nếu hợp đồng không qui định đầy đủ các điều khoản hay qui định không rõ nghĩa. Nhưng hợp đồng thành lập công ty có nhiều đặc điểm khác biệt với các loại hợp đồng thông thường là tạo ra một pháp nhân và tạo ra hình thức công ty có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến xã hội. Để bảo vệ trật tự công cộng, đạo đức xã hội và người thứ ba, đồng thời bảo hộ quan hệ hợp đồng, nhất là quyền lợi của các bên, và dẫn dắt công ty do hợp đồng tạo ra đi theo một định hướng nhất định phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế, xã hội, do đó pháp luật thường đòi hỏi thể loại hợp đồng này phải thể hiện nhiều điều khoản bắt buộc. Chẳng hạn pháp luật của Anh Quốc qui định hợp đồng thành lập công ty là một chứng thư được ký kết bởi ít nhất hai thành viên sáng lập (subscriber hay promoter) tuyên bố và xác định hiến pháp và quyền lực của công ty mà trong đó phải có năm điều khoản bắt buộc như: tên của công ty, trụ sở đăng ký của công ty, mục tiêu của công ty, trách nhiệm của các thành viên trong công ty, số vốn cổ phần được phát hành và dạng cổ phần [1, tr.61-64]. Theo hình mẫu này, pháp luật của Malaysia và Singapore qui định, mọi công ty phải đăng ký hợp đồng thành lập công ty như một điều kiện thiết yếu cho việc ra đời của mình, trong khi đó không phải công ty nào cũng bị đòi hỏi đăng ký điều lệ của mình, và các nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập công ty ở các nước này bao gồm: Tên công ty; Mục tiêu của công ty; Số lượng cổ phần hay phần lợi và giá trị của mỗi cổ phần hay phần lợi; Cách thức phân chia vốn thành các cổ phần hay phần lợi; Chế độ trách nhiệm của các thành viên; Tên, địa chỉ và nghề nghiệp của những người góp vốn; Cam kết của các thành viên về việc theo đuổi các mục tiêu của công ty và số vốn đóng góp hay cổ phần sẽ mua [2, tr.37-38]. Trong khi đó pháp luật Việt Nam, riêng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài có qui định về hợp đồng thành lập công ty, nhưng qui định quá nhiều điều khoản không khác gì điều lệ của công ty. Còn pháp luật về doanh nghiệp áp dụng cho người Việt đã không nhắc tới hợp đồng thành lập công ty mà đồng nghĩa hợp đồng này với điều lệ công ty. Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp qui định: “Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả thành viên về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty” (Điều 10, khoản 1). Pháp luật Malaysia và Singapore quan niệm rằng, điều lệ công ty là các qui tắc nội bộ của công ty và phụ thuộc vào bản hợp đồng thành lập công ty; và cả hai tạo ra quan hệ hợp đồng giữa công ty với mỗi thành viên, và một thành viên này với mỗi thành viên khác [2, tr. 38- 41].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...