Luận Văn Một số nhận xét đánh giá, kiến nghị, đề xuất và kết luận về công tác kế toán vật liệu, công cụ dụng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG XÍ NGHIỆP GẠCH NGÓI HỒNG THÁI

    Phần III
    MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI XÍ NGHIỆP GẠCH NGÓI HỒNG THÁI


    1 - ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI XÍ NGHIỆP GẠCH NGÓI HỒNG THÁI.


    a - Ưu điểm:
    Xí nghiệp gạch ngói Hồng Thái đang ngày càng lớn mạnh về nhiều mặt. Cùng với sự phát triển đó công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ nói riêng cũng ngày càng được củng cố hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của công tác kế toán trong điều kiện nền kinh tế thị trường của nước ta.
    Ưu điểm đầu tiên phải kể đến ở xí nghiệp mà theo em ít doanh nghiệp nào có thể có được là trình độ tay nghề của đội ngũ kế toán. Các cán bộ kế toán của xí nghiệp đều là những người có trình độ đại học, lại có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Do vậy, mặc dù xí nghiệp sản xuất nhiều loại gạch với nhiều quy cách khác nhau, việc hạch toán ghi chép sổ sách diễn ra thường xuyên và tương đối nhiều, phòng kế toán lại được bố trí có ba người, mỗi người phải kiêm nhiều công việc khác nhau nhưng họ vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, việc hạch toán ghi chép được thực hiện chính xác, kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ở xí nghiệp, từ đó giúp cho ban lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra với bộ phận kế toán được bố trí tinh gọn này, giúp cho xí nghiệp giảm được khoản chi trả cho bộ phận hành chính.
    Việc hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tồn kho được kế toán sử dụng theo giá thực tế, do vậy mà cuối tháng không phải tiến hành điều chỉnh giá, từ đó giúp cho việc ghi chép sổ sách được nhanh chóng, thuận lợi.
    Ngoài ra, ở xí nghiệp gạch ngói Hồng Thái, kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ có phần khác với chúng em được học ở trên lý thuyết, đó là từ các chứng từ gốc, kế toán không vào các bảng kê nhập, bảng kê xuất mà kế toán tập hợp tất cả các nghiệp vụ nhập vật liệu vào một bảng kê, xuất vật liệu vào một bảng kê, nhập công cụ dụng cụ vào một bảng kê, xuất công cụ dụng cụ vào một bảng kê, gọi chung là “Bảng kê phân loại tài khoản”.



    VD: Nhập vật liệu vào Bảng kê phân loại tài khoản. Nợ TK 152
    Xuất vật liệu vào Bảng kê phân loại tài khoản. Có TK 152
    Nhập công cụ vào Bảng kê phân loại tài khoản. Nợ TK 153
    Xuất công cụ vào Bảng kê phân loai tài khoản. Có TK 153
    Ngoài ra, mỗi bảng kê này còn được dùng cho tất cả các TK trong toàn doanh nghiệp.
    VD: Thu tiền mặt vào Bảng kê phân loại. Nợ TK 111
    Chi tiền mặt vào Bảng kê phân loại. Có TK 111
    Đây cũng chính là ưu điểm của xí nghiệp gạch ngói hồng thái trong công tác kế toán nói chung và kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng. Bởi vì chỉ cần có bốn “Bảng kê phân loại tài khoản” đã phản ánh được đấy đủ tổng số nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhập, xuất trong kỳ. Hơn nữa, dùng mẫu bảng kê này tránh được việc lập nhiều bảng kê, giảm bớt được việc ghi chép trùng lặp giữa bảng kê nhập, xuất với “Sổ chi tiết vật tư” (biểu số 9a, 9b, 9c). Ngoài ra, dùng mẫu bảng kê này sẽ là cơ sở cho việc đưa máy vi tính vào công tác quản lý và kế toán.


    b - Nhược điểm:
    Bên cạnh những ưu điểm của công tác kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ, em thấy còn một số tồn tại sau:
    Từ các chứng từ gốc, kế toán không vào “Bảng tổng hợp nhập” và “Bảng tổng hợp xuất” vật liệu, công cụ dụng cụ mà kế toán vào bảng kê sau đó vào luôn “Chứng từ ghi sổ”. Đây cũng chính lá điểm khác biệt so với lý thuyết chúng em được học. Nếu dùng mẫu “Bảng tổng hợp Nhập - Xuất” vật liệu, công cụ dụng cụ thì nhìn vào đó ta có thể biết được hết các thông tin cần thiết về vật liệu, công cụ dụng cụ như: Tên vật liệu, công cụ dụng cụ, giá đơn vị, số lượng, thành tiền và sự phân bổ của từng thứ vật liệu, công cụ dụng cụ cho các đối tượng sử dụng. Đây chính là ưu điểm của “Bảng tổng hợp Nhập - Xuất vật liệu và công cụ dụng cụ”. Vì vậy, nếu không dùng mẫu “Bảng tổng hợp Nhập - Xuất vật liêu công cụ dụng cụ”, thì khi ta cần biết các thông tin cần thiết về vật liệu công cụ dụng cụ thì từ “Sổ chi tiết vật tư” ta lại tra lại sang “Bảng kê phân loại tài khoản” để có được những thông tin đó.
    Mặt khác, xí nghiệp chưa sử dụng và chưa tạo lập bộ mã vật tư để phục vụ cho việc quản lý và theo dõi vật tư được chặt chẽ và thuận tiện hơn trong khi vật liệu và công cụ dụng cụ của xí nghiệp có nhiều loại, nhiều quy cách khác nhau khó mà nhớ hết được.
    Hơn nữa, xí nghiệp áp dụng hình thức ghi sổ là Chứng từ ghi sổ, việc ghi chép hạch toán trên nhiều loại sổ sách khác nhau mà việc ghi chép được tiến hành theo phương pháp thủ công là chính, chưa được sử dụng trên máy vi tính, vì vậy mà mặc dù đội ngũ kế toán là những người có trình độ nhưng họ chưa có điều kiện phát huy hết năng lực của mình trong việc sử dụng kế toán máy mà hiện nay đang được một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng rất có hiệu quả.



     
Đang tải...