Tiến Sĩ Một số nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Nghiên cứu quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là rất cần thiết trong tiến trình nghiên cứu quan hệ quốc tế và kiến nghị chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ là một trong những bộ phận quan trọng của quan hệ giữa hai nước, đồng thời có mối quan hệ biện chứng với tổng thể quan hệ đối ngoại của Việt Nam (nhất là với các nước lớn và Châu Á – Thái Bình Dương), cũng như có ảnh hưởng nhất định tới tình hình chính trị - xã hội trong nước. ể có thể hiểu được mối quan hệ khá phức tạp này, cần xem xét nó từ nhiều góc độ và trong mối quan hệ với các vấn đề khác có liên quan, trong đó có việc nghiên cứu các nhân tố chủ yếu chi phối mối quan hệ này trong những giai đoạn nhất định. Trong bối cảnh Hoa Kỳ tiếp tục triển khai chính sách “tái cân bằng” và Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế một cách toàn diện, hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có sự thay đổi cả về lượng và chất, có liên quan đến những vấn đề nóng như Biển ông, các nước khu vực tăng cường hợp tác và gia tăng sức mạnh quốc phòng, ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống Mặt khác, hai bên cũng tiếp tục gặp phải những khó khăn nhất định trong việc thúc đẩy mối quan hệ này do chênh lệch về trình độ phát triển, tính chất nhạy cảm của quan hệ quốc phòng, sự khác biệt về lợi ích của các bên Việc nghiên cứu sâu các nhân tố chủ yếu đã và sẽ chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ có thể giúp tìm hiểu kỹ hơn các động lực cơ bản, lâu dài và tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy một cách hợp lý hơn nữa quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đóng góp tích cực cho việc bảo vệ chủ quyền, ổn định khu vực cũng như các lợi ích chính đáng khác của khu vực và Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong bối cảnh quan hệ quốc tế đang có những biến chuyển nhanh chóng và phức tạp, tập hợp lực lượng ở ông Nam Á đang diễn ra sôi động và Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ nói chung và quan hệ quốc phòng song phương nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều ấn phẩm nghiên cứu chuyên biệt về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ và những nghiên cứu về mối quan hệ này chủ yếu tồn tại trong các nghiên cứu tổng thể về quan hệ giữa hai nước. Nội dung cơ bản của một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước bao gồm:
    - Tác phẩm "Quan hệ quốc tế: Các phương pháp tiếp cận hiện đại” [33] đã đề cập một cách tương đối tổng quát về phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, nguồn gốc và bản chất của quan hệ quốc tế, cơ sở lý luận của quan hệ quốc tế, đối tượng và nội dung nghiên cứu của khoa học quan hệ quốc tế cũng như phương pháp luận và lý luận phương Tây về quan hệ quốc tế. Tác phẩm này có thể được sử dụng để làm cơ sở lý luận cũng như cung cấp phương pháp luận cho việc nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng, bao gồm cả quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ.
    - Tác phẩm "Lý luận quan hệ quốc tế” [38] đã đưa ra một cách tương đối cơ bản và hệ thống các quan điểm, phương pháp luận mà học giả phương Tây sử dụng để xem xét, đánh giá và xử lý các vấn đề quan hệ quốc tế. Việc sử dụng những nội dung của cuốn sách này tạo thêm nền tảng để hiểu nguyên nhân hợp tác/đấu tranh của các quốc gia, tạo cơ sở cho việc phân tích quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. - Tác phẩm "Một số vấn đề về công tác đối ngoại quốc phòng Việt Nam” [20] cho rằng tư duy đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới cần được đặt trên cơ sở thấu hiểu bối cảnh mới của quan hệ quốc tế và khu vực cũng như của các đối tác, đòi hỏi mới của tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành nên các mối quan hệ quốc phòng theo các lộ trình khác nhau để nhằm mục tiêu xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, phục vụ tích cực cho tiến trình phát triển phù hợp với lộ trình của các hoạt động đối ngoại của Nhà nước.
    - Tác phẩm "Quan hệ quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam” [78] mô tả khá chi tiết tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương nói chung cũng như quan hệ quốc phòng nói riêng giữa hai nước, tập trung nhiều vào giai đoạn những năm 1990 cũng như đi sâu phân tích nhiều mối quan hệ chủ yếu giữa hai nước và trong lĩnh vực quốc phòng trong giai đoạn này. áng chú ý, tác giả nêu lên những nguyên tắc cơ bản mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặt ra liên quan đến việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam trong giai đoạn đầu sau khi bình thường hóa quan hệ song phương.
    - Tác phẩm “Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay” [25] nêu lên những thay đổi trong cục diện an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng như việc điều chỉnh chính sách an ninh của Hoa Kỳ đối với khu vực trước và sau giai đoạn 11/9/2001.
    - Tác phẩm "Các đối thủ: Cuộc chiến quyền lực giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ định hình thế kỷ tiếp theo như thế nào" [67] phân tích sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như những tiến triển gần đây của Ấn ộ và Nhật Bản và mối quan hệ giữa các quốc gia này với nhau cũng như với cục diện Châu Á (các quốc gia khu vực đang có xu hướng tăng cường vị thế của bản thân đi đối với việc tối đa hóa các thế mạnh dài hạn của họ, tạo thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ với các cường quốc bên ngoài khu vực, trong đó có cả quan hệ quốc phòng).
    - Tác phẩm "Quan hệ quốc tế tại Đông Nam Á: Cuộc chiến cho quyền tự trị" [85] phân tích tổng quan về khu vực, các mối quan hệ cơ bản trong và ngoài khu vực cũng như những vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống tại khu vực ông Nam Á. Trong đó, Hoa ỳ được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong việc đóng góp vào sự ổn định trong trật tự khu vực, tạo ra sự cân bằng cần thiết trong khu vực.
    - Tác phẩm "Xây dựng một cộng đồng an ninh ở Đông Nam Á" [40] bàn luận về khuôn khổ lý thuyết cho việc xây dựng cộng đồng an ninh khu vực, vai trò của ASEAN và các nước ông Nam Á cũng như việc giải quyết và giới hạn của ASEAN trong việc giải quyết một số xung đột khu vực và liên quan đến bên ngoài, bao gồm vấn đề xung đột tại Cămpuchia, can dự tích cực với Myanmar, tranh chấp tại Biển ông .
    - Tác phẩm nghiên cứu của Quốc hội Hoa Kỳ "Quan hệ quốc phòng và chiến lược của Hoa Kỳ tại Châu Á – Thái Bình Dương" [84] đánh giá những thách thức đối với an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và các mối quan hệ quốc phòng và chiến lược của Hoa Kỳ với khu vực bao gồm các đối tác truyền thống và đối tác mới.
    - Tác phẩm "Quan hệ đối tác chiến lược trong quan hệ quốc tế: Từ lý thuyết đến thực tiễn" [37] và "Khuôn khổ quan hệ đối tác của Việt Nam" [36] nêu lên các lý thuyết bàn về hợp tác nói chung cũng như mô hình đối tác chiến lược nói riêng; đề cập đến quan hệ đối tác chiến lược giữa các nước lớn (như quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản), giữa các nước lớn và nước nhỏ (như quan hệ Hoa Kỳ - Pakistan), và giữa các nước nhỏ (như quan hệ Israel – Thổ Nhĩ ỳ).
    - Tác phẩm "Cách mạng trong quân sự và những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng Việt Nam" [11] nêu lên những lý luận về cách mạng trong quân sự, những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng trong lĩnh vực quân sự đang diễn ra trên thế giới hiện nay, những yêu cầu và vấn đề đang đặt ra đối với nền quốc phòng Việt Nam.
    Các tác phẩm tiêu biểu trên cho thấy các công trình nghiên cứu của nước ngoài chủ yếu đề cập môi trường chiến lược đang thay đổi, các mục tiêu và chính sách mang tính chiến lược của Hoa Kỳ trong quan hệ với các khu vực và các nước; trong đó có đề cập đến Việt Nam với tư cách chủ yếu là một mắt xích trong bức tranh tổng thể về các mối quan hệ chiến lược và quốc phòng của Hoa Kỳ với khu vực. Các tác giả chủ yếu chỉ quan tâm nghiên cứu quan điểm của nước lớn và ít đề cập đến những chính sách mà Việt Nam cần theo đuổi trong mối quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, đặc biệt là liên quan quan hệ với Trung Quốc. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của Việt Nam chủ yếu đề cập nền tảng tổng thể (tương đối cơ bản) của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ (bối cảnh quốc tế và khu vực, quan hệ chung giữa hai nước), một số diễn biến cụ thể trong mối quan hệ này cũng như đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy quan hệ chung với Hoa Kỳ. ến nay, chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sâu các nhân tố bên trong mối quan hệ đó cũng như tác động của nó đến tổng thể quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
    Các nghiên cứu trên cũng cho thấy những tồn tại chủ yếu sau: Về mặt lý luận, qua khảo sát các nguồn tài liệu, chưa thấy có một hệ thống lý thuyết/lý luận toàn diện để giải thích về quan hệ hợp tác quốc phòng nói chung cũng như về quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ nói riêng. Về mặt nội dung cụ thể, thấy rằng (i) Chưa có sự hệ thống hoá quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ từ trước đến nay một cách tổng thể từ cả hai phía; (ii) Chưa có tài liệu chuyên sâu đánh giá cơ sở của quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong lịch sử cũng như trong thời gian tới; (iii) Chưa có kiến nghị chính sách mang tính toàn diện liên quan việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ. Những tồn tại này cho thấy việc chọn đề tài nghiên cứu là cần thiết để hiểu rõ quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ một cách có hệ thống dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, qua đó góp phần phục vụ tích cực cho thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa hai nước và các nhu cầu nghiên cứu, giảng dậy về chủ đề này.
    3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu chính của Luận án là dự báo được chính xác những nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 - 2020.
    Với mục tiêu như vậy, Luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: (i) Làm rõ cơ sở lý luận về các nhân tố phổ biến chi phối quan hệ quốc tế về quốc phòng để định hướng cho việc nghiên cứu các nhân tố này trong quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ; (ii) Khảo sát thực tiễn quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao để tìm ra các nhân tố chi phối trong giai đoạn này; (iii) Dự báo các nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn 2016 – 2020 và đưa ra một số kiến nghị liên quan.

    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC

    MỞ ẦU 8
    CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUAN IỂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI
    QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ QUỐC PHÒNG 17
    1.1. Một số quan điểm về quan hệ quốc phòng trong quan hệ quốc tế 17
    1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực về hợp tác quốc tế và quốc phòng 17
    1.1.2. Quan điểm của Việt Nam trong quan hệ quốc tế về quốc phòng 27
    1.1.3. Quan điểm của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế về quốc phòng 36
    1.2. Một số vấn đề rút ra 43
    1.2.1. Thực chất các nhân tố chi phối quan hệ quốc phòng . 43
    1.2.2. Khác biệt về tư duy chiến lược của Việt Nam và Hoa Kỳ . 45
    CHƯƠNG 2. MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ QUỐC PHÒNG
    VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 1995 – 2015 50
    2.1. Quan hệ quốc tế, môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh 50
    2.1.1. Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh . 50
    2.1.2. Môi trường an ninh khu vực sau Chiến tranh lạnh 52
    2.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 - 2015 55
    2.2.1. Khuôn khổ quan hệ được củng cố vững chắc 55
    2.2.2. Sự đan xen lợi ích ngày càng gia tăng . 57
    2.2.3. Mở rộng hợp tác từ song phương ra khu vực và quốc tế . 59
    2.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ 60
    2.3.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam . 60
    2.3.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ 68
    2.3.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1995 -
    2015 85
    CHƯƠNG 3. DỰ BÁO MỘT SỐ NHÂN TỐ CHỦ YẾU CHI PHỐI QUAN HỆ
    QUỐC PHÒNG VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI OẠN 2016 – 2020 . 94
    3.1. An ninh quốc tế, khu vực và xu hướng hợp tác quốc phòng giữa các nước trong
    tình hình mới 94
    3.1.1. An ninh quốc tế giai đoạn 2016 - 2020 94
    3.1.2. An ninh Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 . 99
    3.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ đến năm 2020 110
    3.2.1. Những thuận lợi chủ yếu 110
    3.2.2. Một số thách thức . 112
    3.3. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ 114
    3.2.1. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Việt Nam . 114
    3.2.2. iều chỉnh chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ 120
    3.2.3. Tác động đến quan hệ quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2016 -
    2020 128
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 139
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ã CÔNG BỐ . 145
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 146
     
Đang tải...