Luận Văn Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn-An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để tìm hiểu các nhân tố đã đang đóng góp và cản trở người dân trong việc nâng
    cao thu nhập nông hộ. Đề tài “Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
    tại Tri Tôn - An Giang” được tiến hành với mục tiêu xác định một số nhân tố chính ảnh
    hưởng đến thu nhập nông hộ, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo thu
    nhập của nông hộ tại Tri Tôn- An Giang.
    Nghiên cứu chọn hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã
    với tổng số 135hộ. Số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả và sử dụng
    hồi quy đa biến để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
    Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thu nhập bình quân.hộ-1 ở địa bàn nghiên cứu
    36,3 triệu đồng.năm-1. Nông hộ dân tộc Kinh ở khu vực đồng bằng có mức thu nhập
    bình quân trên hộ cao nhất (47,2 triệu đồng.năm-1) và thấp nhất là nhóm dân tộc Khmer
    ở khu vực đồi núi (20,3 triệu đồng.năm-1). Khoảng cách thu nhập giữa các nông hộ có
    thu nhập lớn nhất và thấp nhất là 7,0 lần. Ở khu vực đồng bằng các biến trình độ học
    vấn của chủ hộ, diện tích đất ruộng.hộ-1, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp là
    những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ.năm-1. Khu vực đồi núi các
    biến: số lao động.hộ-1, diện tích đất ruộng.hộ-1, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp
    là những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ.năm-1.
    Những yếu tố nông hộ cho rằng đóng góp nâng cao thu nhập, cải thiện mức
    sống trong thời gian qua là do năng suất cây trồng được tăng lên, tăng diện tích đất
    canh tác. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm do tăng thu nhập từ phi nông
    nghiệp, đa dạng cây trồng, tăng thu nhập từ chăn nuôi. Bên cạnh đó, vẫn còn một số
    khó khăn trong việc nâng cao thu nhập như giá vật tư nông nghiệp cao, giá sản phẩm
    bấp bênh và thiếu vốn sản xuất. Các yếu tố này có sự khác biệt giữa hai nhóm nông hộ
    sống ở đồng bằng và đồi núi, và giữa hai nhóm dân tộc Kinh và Khmer.
    Để góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đề tài đề
    xuất một số kiến nghị. Người nông dân không ngừng cao trình độ, kỹ thuật canh tác.
    Nhà nước cần xây dựng mạng lưới cung cấp và hỗ trợ thông tin cho người nông dân về
    thị trường hàng hóa nông nghiệp, đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, hệ thống kênh
    nổi, trong vùng nhằm giảm tình trạng thiếu nước cho các khu vực đất cao.
    Từ khóa: nhân tố, ảnh hưởng, thu nhập, nông hộ
    iv
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    LỜI CẢM ƠN . i
    TÓM TẮT . ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH SÁCH BẢNG . vi
    DANH SÁCH HÌNH vii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . viii
    PHẦN I: MỞ ĐẦU . 1
    1. Giới thiệu 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 1
    3. Câu hỏi nghiên cứu 1
    4. Giới hạn nghiên cứu . 2
    5. Lược khảo tài liệu 2
    5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 2
    5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 2
    6. Nội dung nghiên cứu 3
    7. Phương pháp nghiên cứu 3
    7.1. Cơ sở lý luận . 3
    7.1.1. Định nghĩa hộ nông dân . 3
    7.1.2. Các loại thu nhập ở nông hộ 4
    7.1.3. Các yếu tố hạn chế thu nhập nông nghiệp . 4
    7.1.3.1 Đất đai manh mún, nhỏ lẻ 4
    7.1.3.2. Không đủ tài chính để đầu tư cho sản xuất . 4
    7.1.3.3. Sản xuất tự phát và áp dụng kỹ thuật không đồng đều . 5
    7.1.3.4. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm và cấu trúc hạ tầng kém . 5
    v
    7.2. Chọn điểm nghiên cứu 5
    7.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu . 6
    7.3.1. Điều kiện tự nhiên . . 6
    7.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 6
    7.3.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế . 6
    7.3.2.2. Dân số, lao động và việc làm . 7
    7.4. Phương pháp thu thập số liệu 7
    7.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp . . 7
    7.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp . . 7
    7.4.2.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng
    đồng
    7
    7.4.2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra . . 8
    7.4.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn . 8
    7.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu . 9
    7.5.1. Xử lý số liêu 9
    7.5.2. Phân tích số liệu . 9
    7.5.2.1. Phương pháp thông kê mô tả . . 9
    7.5.2.2. Phân tích chi phí và thu nhập của nông hộ 9
    7.5.2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 9
    PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 11
    1. Thông tin về hiện trạng nông hộ vùng nghiên cứu 11
    1.1. Đặc điểm về nhà ở 11
    1.2. Đặc điểm nông hộ . 12
    1.3. Diện tích đất canh tác 13
    1.4. Tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ . 14
    1.5. Hiện trạng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ . 14
    1.5.1. Nguồn thu nhập của nông hộ . 14
    vi
    1.5.2. Thu nhập bình quân và mức độ chênh lệch về thu nhập của nông hộ . 15
    1.5.3. Quan điểm về thay đổi thu nhập của nông hộ 16
    1.5.3.1. Quan điểm về nâng cao thu nhập của nông hộ . 16
    1.5.3.2. Quan điểm về khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ 17
    1.5.4. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường, vốn của nông hộ . 18
    1.5.4.1. Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp và quản lý sản xuất của nông hộ 18
    1.5.4.2. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ 19
    1.5.4.3. Tiếp cận tín dụng của nông hộ 20
    1.5.5. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 20
    1.5.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở khu vực đồng
    bằng
    20
    1.5.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở khu vực đồi núi 23
    PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 25
    1. Kết luận . 25
    2. Kiến nghị . 26
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 27
    PHỤ CHƯƠNG pc-1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...