Tài liệu Một số nguyên nhân cơ bản tác động đến đổi mới lý luận văn, học việt nam (từ 1986 đến nay)

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỔI MỚI LÝ LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM (TỪ 1986 ĐẾN NAY)
    Cao Thị Hồng*
    Trường Đại học Nông Lâm - Đại họcThái Nguyên
    TÓM TẮT
    Bài viết đã hệ thống và phân tích những nguyên nhân cơ bản tác động đến sự đổi mới của lý luận văn học Việt Nam (từ 1986 đến nay), trong đó nhấn mạnh đến những nguyên nhân quan trọng hàng đầu như đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, sự phát triển của đời sống sáng tác văn học, đội ngũ những người nghiên cứu lý luận. Việc nghiên cứu về những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy lý luận văn học đổi mới hơn hai mươi năm qua sẽ góp phần giúp chúng ta có một cái nhìn đối sánh, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong tiến trình hiện đại hóa lý luận nước nhà trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
    Từ khóa : lý luận văn học, đổi mới
    *Hơn hai mươi năm qua, lý luận văn học văn học Việt Nam đã thực sự có những bước tiến đáng kể, nó vượt qua những rào cản của tư duy thủ cựu, đóng băng trong một thời gian dài để khởi sắc, làm nên một diện mạo mới, lý luận đã và đang dần dần hình thành một hệ thống quan niệm mà ở đó có sự kết tinh của việc phát huy những tinh hoa cũ và tiếp nhận, bổ sung thêm những giá trị mới. Những đổi thay này đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng cho đời sống sáng tác và phê bình văn học. Có nhiều nguyên nhân hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự đổi mới của lý luận văn học trong thời gian qua, dưới đây chúng tôi xin điểm lại một số nguyên nhân cơ bản.
    TÂM THẾ ĐỒNG THUẬN VÀ KHÁT VỌNG HƯỚNG VỀ ĐỔI MỚI CỦA TOÀN XÃ HỘI - SỰ VẬN ĐỘNG CÙNG CHIỀU VỚI THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI.
    Từ sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, dân tộc Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới của lịch sử. Tuy vậy trong khoảng thời gian mười năm sau chiến tranh(1975- 1985) người Việt Nam vẫn phải tiếp tục sống trong sự “khép kín”, không giao lưu rộng với các nước trên thế giới và buộc phải chấp nhận những gì tù túng của cơ chế quan liêu bao cấp
    *Tel: 0974088979
    (sinh ra bởi hoàn cảnh lịch sử đặc biệt) trên mọi phương diện xã hội: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, văn học nghệ thuật “Những sự o ép và gò bó khá phổ biến đã tạo ra trong tâm lý người dân, đặc biệt trong giới nhân viên công chức một tâm quán xấu: sự phục tùng tự nguyện ”[1]. Điều này xảy ra ở thời điểm ngay sau những cuộc chiến tranh vệ quốc triền miên như nước ta, thiết nghĩ cũng là hợp với quy luật vận động khách quan của các hiện tượng đời sống trong xã hội loài người. Bởi vì như quan điểm mác xít đã chỉ rõ sự biến chuyển và tiến bộ xã hội buộc phải có một nhân tố trung gian quan trọng: Điều kiện thời gian.
    Nhưng từ cuối những năm 80 trở đi đến nay, tình hình xã hội đã bắt đầu biến đổi. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (năm 1986) như một cái mốc quan trọng xoay chuyển tình thế của đất nước: Từ hệ thống nhà nước bao cấp, quan liêu chuyển sang thực hành dân chủ hóa xã hội, phát huy nhân tố sáng tạo của mỗi cá nhân, quyền cá nhân của con người được tôn trọng. Từ thế “khép kín” chuyển sang “mở cửa”, giao lưu với tất cả các dân tộc trên thế giới, kể cả những quốc gia đã từng là kẻ thù dân tộc “không đội trời chung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...