Tiểu Luận Một số nét về cồng chiêng ê đê ở tây nguyên

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. DẪN NHẬP1. Lý do chọn đề tài Với đồng bào dân tộc Ê Đê, cồng chiêng là báu vật, thứ báu vật gắn chặt với lịch sử của cả một đời người. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người bày tỏ niềm mong ước của bản thân cũng như của cộng đồng với thần linh. Cồng chiêng Ê Đê không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo bởi kỹ thuật diễn tấu mà còn là biểu tượng cho đời sống các tộc người; là nhân tố gắn kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của cộng đồng. Do đó muốn hiểu được đời sống của đồng bào dân tộc nơi đây thì chúng ta phải biết về cồng chiêng, nó như một hiện vật chứa đựng tất cả con người và tự nhiên nơi đây.
    Cồng hiêng Ê Đê đã gắn bó với cuộc sống của người dân nơi đây từ ngàn đời nay, nhưng nay đang phải đứng trước nguy cơ bị mai một rất cao. Bên cạnh niềm tự hào về văn hóa dân tộc thì chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ những giá trị di sản văn hóa. Do đó đưa đến cho người đọc một tầm quan trong nhất định của cồng chiêng Ê Đê, để từ đó giữ gìn và phát huy nhưng giá trị tinh hoa của nó.
    Cồng chiêng là một nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc đồng bào Tây Nguyên nói chung và của dân tộc Ê Đê nói riêng. Vì thế đây là một đề tài hay phục vụ cho bộ môn văn hóa Tây Nguyên trong chương trình đào tạo cử nhân của khoa văn hóa học.
    2. Mục đích nghiên cứu Bài luận này nhằm giới thiệu, cung cấp cho người đọc những cái nhìn khái quát nhất về văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ê Đê, một trong những di sản văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên. Thông qua văn hóa cồng chiêng để hiểu ít nhiều về đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người nơi đây.
    Đồng thời làm tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, về con người và cuộc sống đồng bào dân tộc Ê Đê. Quảng bá rộng rãi về cồng chiêng Tây Nguyên tới nhưng ai quan tâm tới văn hóa dân tộc và bảo tồn văn hóa dân tộc. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của mọi người trong việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng nói riêng và giá trị văn hóa dân tộc nói chung.
    3. Lịch sử nghiên cứuDanh tiếng không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung, của dân tộc Ê Đê nói riêng đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản cuả nhân loại, do đó những nghiên cứu tìm hiểu về không gian văn hoa cồng chiêng là vô cùng phong phú và đa dạng. Song về không gian văn hóa cồng chiêng Ê Đê thì chưa có một cuốn sách hay bài viết nào nói một cách đầy đủ và cụ thể, chỉ khai thác những khía cạnh nhất định của nó mà thôi.
    Vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhiều tác giả, viện văn hóa – thông tin Hà Nội – 2004. Trong cuốn sách này có một số bài đề cập tới cồng chiêng Ê Đê, cụ thể: LINH NGA NIEK ĐAM – Tính độc đáo của dàn chiêng Ê Đê, ông nói về ý nghĩa của tiếng cồng chiêng, về tiết tấu hết sức dữ dội và mãnh liệt bởi những cách gõ nhịp hòa tấu. Cách diễn tấu cồng chiêng và so sánh với một số dân tộc Tây Nguyên khác. TÔ ĐÔNG HẢI – Âm nhạc dân gian Ê Đê, ông nói, những nét đại cương về âm nhạc, nhạc cụ phục vụ cho cồng chiêng, chinh Ê Đê là nhạc cụ đặc sắc nhất và nó có vị trí diễn tấu nhất định, những dịp đánh ching. NGUYỄN LƯU - Một số ý kiến xung quanh việc nghiên cứu dàn chiêng Ê Đê ở Đắc Lắc, ông nói, âm nhạc cồng chiêng của người Ê Đê ơ Đắc Lắc không mang tính thế tục, mang nặng tính thế tục. Nhìn chung, người Ê Đê chỉ đánh chiêng trong nhà dài, họ rất yêu âm nhạc nhưng không thích nhảy. So sánh với với cồng chiêng của Gia Lai – Kon Tum, số lượng chiêng và cách đánh chiêng. AMA NÔ – một số nhạc cụ dân gian của dân tộc Ê Đê, Mnông ở tỉnh Đắc Lắc, ông nói, Ê Đê là nơi có nhiều tâm hồn nghệ sĩ, có phong phú các loại nhạc cụ, gồm họ nhạc cụ hơi, bộ nhạc cụ gõ, họ nhạc cụ dây. LÊ THỊ KIM QUY – Bước đầu tìm hiểu bộ chiêng của người Ê Đê, đề cập tới sự tích ra đời cồng chiêng, được hình thành từ những âm thanh của cuộc sống, chiêng Ê Đê được xem à linh hồn của dân tộc Ê Đê, mang giá trị lớn về mặt tinh thần. Những tiếng chiêng đi cùng với những buổi lễ nhằm cầu một cái gì đó tốt đẹp cho cuộc sống của mọi người.
    Trong cuốn Nghi lễ - Lễ hội của người Chăm và Ê Đê của Ngô Văn Doanh - Trương Bi có nói về cồng chiêng và nhạc cụ Ê Đê: Vai trò của cồng chiêng đối với dân tộc Ê Đê, cách đánh chiêng và những dịp đánh chiêng. Một số bài chiêng thường được thể hiện và cách thể hiện nó.
    Trong cuốn Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững, Đỗ Hồng Kỳ, nhà xuất bản từ điển bách khoa có nói: Xuất xứ của cồng chiêng, không gian văn hóa cồng chiêng của dân tộc Ê Đe theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng, các dịp diễn tấu cồng chiêng, chức năng của cồng chiêng.
    4. Đối tượng và pham vi nghiên cứuĐối tượng: cồng chiêng Ê Đê, một số nét khái quát nhất.
    Phạm vi
    Không gian: dân tộc Ê Đê
    Thời gian: từ lúc hình thành cho tới nay
    Chủ thể: những người dân tộc Ê Đê, chủ thể sáng tạo và chủ thể thưởng thức
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễnVề lý luận: Bài luận này cung cấp cho người đọc một nét khái quát nhất về cồng chiêng Ê Đê, đồng thời cung cấp một nguồn tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu về cồng chiêng. Chứng minh cồng chiêng là một nét văn hoa độc đáo của Trường Sơn – Tây Nguyên và do chính người dân bản địa ở đây sang tạo nên.
    Về thực tiễn: Nhằm khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc, trau dồi kiến thức, ý thức bảo vệ truyền thống, văn hóa dân tộc cho lớp trẻ hiện nay.
    6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệuSử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp tư liệu, phân tích, quy nạp, so sánh đối chiếu, lập luận.
    Nguồn tư liệu bản văn là chính, ngoài ra còn có báo, tạp chí, mạng Internet, video .
    7. Bố cụcNgoài phần dẫn nhập, bài làm gồm có 3 chương: chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn, chương 2: nghệ thuật cồng chiêng Ê Đê, chương 3: thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp giữ gìn cồng chiêng Ê Đê.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...