Luận Văn Một số nét chung về tổng công ty bia - rượu - NGK Hà Nội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số nét chung về tổng Cty bia - rượu - NGK Hà Nội


    I. MỘT SỐ NÉT CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY BIA - RƯỢU - NGK HÀ NỘI
    1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Bia-Rượu-NGK Hà Nội

    Công ty Bia Hà Nội là một Doanh nghiệp nhà nước. Công ty có tư cách pháp nhân riêng độc lập về tài chính và chịu sự quản lý trực tiếp của Tồng công ty Rượu – Bia - Nước Giải Khát Việt Nam – Bộ Công nghiệp. Trụ sở chính tại 183 Hoàng Hoa Thám Hà Nội.
    Công ty được thành lập từ năm 1890 do một chủ tư sản người Pháp là HOMEL đứng ra đầu tư xây dựng dưới dạng nhà máy. Do vốn đầu tư ban đầu nhỏ, công suất và sản lượng thấp, chỉ đạt từ 300 đến 600 nghìn lít / năm. Toàn bộ máy móc thiết bị được mang sang từ Pháp . Tổng số lao động của nhà máy lúc đó là 70-150 người, trong đó chỉ có số lao động thủ công đơn thuần là người Việt nam, còn lao động kỹ thuật và quản lý đều là người Pháp. Tất cả nguyên liệu dùng cho sản xuất đều do người Pháp quản lý. Sau này khi nhận thấy nhu cầu tiêu thụ bia đang phát triển ông HOMEL quyết định đầu tư xây dựng một hầm chứa 30 triệu lít một năm nhưng đang tiến hành đầu tư dở thì thực dân Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và ông HOMEL cũng phải bỏ chạy. Trong giai đoạn này sản phẩm sản xuất của nhà máy là bia chai và bia hơi.
    Năm 1954 thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, toàn bộ máy móc thiết bị của nhà máy bị đem về Pháp . Ngày 15/8/1957 chính phủ ra quyết định khôi phục lại nhà máy với sự giúp đỡ của các chuyên gia Tiệp Khắc, Cộng Hoà Liên Bang Đức. Ngày 15/8/1958 nhà máy đã nấu thử mẻ bia đầu tiên, sản phẩm bia chai mang nhãn hiệu Trúc Bạch ra đời. Trong năm đó sản lượng đạt 300000 lít. Từ đó đến nay nhà máyđược mang tên là nhà máy Bia Hà Nội và phát triển qua các giai đoạn sau:
    Giai đoạn 1(1958 - 1981)
    Công ty hạch toán theo hình thức hạch toán độc lập với mô hình nhà máy trực thuộc bộ chủ quản là Bộ Công Nghiệp Nhẹ. Trong thời gian này sản phẩm nhà máy sản xuất là bia chai, bia hơi và các loại nước ngọt, giải khát đóng chai. Khi mới khôi phục lại nhà máy chưa có người nào được đào tạo qua trường lớp. Trong giai đoạn này, năng suất của công nhân sản xuất công nghiệp hàng năm tăng bình quân 4%, các khoản lợi nhuận và tích luỹ đều nộp đầy đủ và đúng kì. Sản lượng bia của công ty không ngừng tăng, năm 1981 đạt 20 triệu lít / 1 năm. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất mà không phải lo các yếu tố đầu vào và đầu ra.
    Giai đoạn 2 ( 1982 - 1989 )
    Công ty hạch toán theo hình thức hạch toán phụ thuộc với mô hình Xí nghiệp thuộc Liên hiệp xí nghiệp Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam. Trong giai đoạn này được sự giúp đỡ của CHLB Đức, công ty đã được đầu tư xong bước 1 đưa công suất của nhà máy lên 40 triệu lít / 1 năm nhưng đầu tư không đồng bộ nên kết quả chỉ đạt 30 – 35 triệu lít / 1 năm.
    Giai đoạn 3 ( 1989 - 1993 )
    Tháng 6 năm 1989 công ty Bia Hà Nội được giao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập theo mô hình nhà máy. Công ty Bia Hà Nội đã đổi mới công nghệ từng phần, tìm nguồn vốn và tổ chức lại bộ máy quản lý sản xuất. Trong giai đoạn này nhà máy đã hoàn thành đầu tư bước 2 là mua sắm một số máy móc, thiết bị có công suất và giá trị lớn như máy lọc bia, máy thanh trùng, máy chiết bia, dàn lên men . do đó sản lượng và chất lượng bia ngày càng được nâng cao.
    Giai đoạn 4 ( 1993 đến nay )
    Ngày 9/12/1993 theo quyết định số 388/HĐBT nhà máy Bia Hà Nội được đổi tên thành Công ty Bia Hà Nội để phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Từ tháng11 năm 1995 đến nay, công ty hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập với mô hình công ty trực thuộc Tổng Công Ty Rượu – Bia – Nước giải khát. Từ năm 1997 đến nay công ty đang tiếp tục đầu tư bước 3 và bứơc 4 về máy móc thiết bị mới để nâng công suất từ 50 triệu lít lên 100 triệu lít một năm.
    Tháng 7/2004, Công ty Bia Hà Nội được Bộ Công Nghiệp quyết định chuyển thành Tổng Công Ty Bia, Rượu, NGK Hà Nội.
    Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ đúng đắn kịp thời nên nhiều năm nay sản lượng của công ty luôn đạt chỉ tiêu chất lượng sản phẩm quốc gia và sản lượng tiêu thụ ngaỳ càng tăng.


    2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
    Chức năng cơ bản của công ty Bia Hà Nội là sản xuất mặt hàng bia các loại để cung cấp ra thị trường đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Để thực hiện được chức năng trên thì nhiệm vụ chủ yếu của công ty là:
    - Sản xuất kinh doanh mặt hàng bia các loại.
    - Sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao.
    - Thực hiện các nghĩa vụ và nhiệm vụ nhà nước giao cho.
    - Chăm lo đời sống vật chất , tinh thần của cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng
    và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật , chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên chức.
    - Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự toàn nhà máy, làm tròn nhiệm vụ
    quốc phòng.
    - Đẩy mạnh đầu tư mở rộng công suất, đổi mới thiết bị, áp dụng các thành tựu
    khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm kinh doanh có hiệu quả.
    - Chấp hành nghiêm chỉnh các nguyên tắc, chế độ quản lý của Nhà nước và
    các cơ quan quản lý cấp trên.
    3. Công tác tổ chức nhân sự.
    3.1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
    Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
    + Phòng tổ chức: Có chức năng tham mưu cho Giám Đốc các nghiệp vụ về công tác tổ chức quản lý lao động như sắp Xếp nhân sự, xây dựng các định mức lao động, giải quyết các chế độ chính sách đào tạo tuyển dụng
    + Phòng kế hoạch : Là bộ phận giúp Giám Đốc lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
    + Phòng tiêu thụ, thị trường: Thực hiện công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, quản lý thị trường, xây dựng các chương trình Marketing.
    + Phòng tài vụ: Giúp ban Giám Đốc các nghiệp vụ tài chính kế toán , thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh, thanh toán quyết toán với nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...