Luận Văn Một Số Mô Hình Trồng Trọt Trong Mùa Lũ Tại Thành Phố Long Xuyên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu về một số mô hình canh tác trong mùa lũ năm 2004 trên địa
    bàn thành phố Long Xuyên được thực hiện bằng cách thu thập số liệu về tình hình sản
    xuất và đời sống của các hộ nông dân trong mùa lũ năm 2004 nhằm tổng kết và đánh giá
    hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa vụ 3, rau màu, rau nhút và nấm rơm sản xuất
    trong mùa lũ.
    Đối với mô hình canh tác lúa vụ 3 thì tuổi trung bình của chủ hộ khá lớn (51
    tuổi), chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 là chủ yếu (chiếm 40%) và kinh nghiệm sản xuất
    tương đối lâu năm. Diện tích canh tác lúa vụ 3 trung bình là 1,09 ha. Qua điều tra thì
    năng suất trung bình mà các hộ trồng lúa đạt được là 5,28 tấn/ha với tổng chi phí bỏ ra
    trong sản xuất lúa là 5,3 triệu đồng, nông dân thu được 12,81 triệu đồng và lợi nhuận đạt
    được là 7,51 triệu đồng/ha/vụ. Hiệu quả đồng vốn trong canh tác lúa vụ 3 là 1,58. Ở mô
    hình này người dân chủ yếu nhận thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như các
    chương trình khuyến nông và hướng dẫn kỹ thuật từ ti vi và kỹ thuật viên ở phường, xã.
    Các chương trình tập huấn và hội thảo được tổ chức thường xuyên đã giúp nông dân
    trồng lúa sản xuất đạt hiệu quả.
    Với mô hình canh tác rau màu, tuổi trung bình của chủ hộ ở mức 46 tuổi, chủ hộ
    có trình độ văn hóa cấp 1 là chủ yếu (chiếm 46,7%) và kinh nghiệm sản xuất không cao
    (trong khoảng từ 6 – 10 năm chiếm đa số). Diện tích canh tác rau màu trung bình là 0,08
    ha, nếu tính trên đơn vị diện tích là 1000 m2 thì tổng chi phí nông dân chi ra trong sản
    xuất rau màu là 1,71 triệu đồng/vụ, họ thu được 3,23 triệu đồng/vụ và lợi nhuận đạt được
    là 1,52 triệu đồng/vụ. Ở mô hình này người dân chủ yếu nhận thông tin phục vụ cho sản
    xuất nông nghiệp từ ti vi và kỹ thuật canh tác của họ phần lớn là dựa vào kinh nghiệm
    bản thân.
    Với mô hình canh tác rau nhút, tuổi trung bình của chủ hộ tương đối cao (52
    tuổi), số chủ hộ lớn hơn 55 tuổi chiếm đa số (40%), chủ hộ có trình độ văn hóa cấp 2 là
    chủ yếu (chiếm 40%) và kinh nghiệm sản xuất còn thấp. Diện tích canh tác rau nhút
    trung bình là 0,37 ha, qua điều tra thì tổng chi phí nông dân bỏ ra để trồng rau nhút trong
    6
    mùa lũ là 13,19 triệu đồng/ha, nông dân thu được 28,34 triệu đồng/ha và lợi nhuận đạt
    được là 15,15 triệu đồng/ha. Ở mô hình này người dân chủ yếu nhận thông tin phục vụ
    cho sản xuất từ ti vi và bà con xung quanh.
    Với mô hình canh tác nấm rơm trong mùa lũ thì tuổi trung bình của chủ hộ là 44
    tuổi. Họ có trình độ văn hóa cấp 1 là chủ yếu (chiếm 56,7%) và kinh nghiệm sản xuất
    cũng thấp như ở mô hình trồng rau màu và rau nhút do các mô hình này chỉ mới phát
    triển trong những năm gần đây. Diện tích canh tác nấm trung bình là 0,08 ha. Qua điều
    tra, năng suất trung bình mà các hộ trồng nấm rơm đạt được là 1,24 kg/m mô, với tổng
    chi phí bỏ ra là 294.149 đồng/100 m mô, nông dân thu được 843.213 đồng/100 m mô và
    lợi nhuận đạt được là 549.064 đồng/100 m mô.
    7
    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    CẢM TẠ i
    TÓM LƯỢT ii
    MỤC LỤC iv
    DANH SÁCH BẢNG vii
    DANH SÁCH HÌNH x
    Chương 1: GIỚI THIỆU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
    Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
    2.1. Đặc điểm tự nhiên của thành phố Long Xuyên 3
    2.2. Hiện trạng sử dụng đất 4
    2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên 4
    2.4. Một số mô hình canh tác trong mùa lũ 6
    Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    3.1. Phương tiện nghiên cứu 9
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 9
    3.3. Phân tích thống kê 9
    Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10
    4.1. Phân bố mẫu điều tra ở các phường, xã của Thành Phố 10
    4.2. Đặc điểm chung của nông hộ điều tra 12
    4.2.1. Tuổi của chủ hộ 12
    4.2.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ 13
    4.2.3. Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ 14
    4.2.4. Tuổi các thành viên khác trong nông hộ 16
    4.2.5. Nhân khẩu và giới tính các thành viên trong nông hộ 17
    4.2.6. Tổng diện tích đất của nông hộ 18
    4.2.7. Diện tích đất sử dụng trong canh tác của các mô hình điều tra
    trong màu lũ năm 2004 19
    4.2.8. Phương tiện sản xuất của nông hộ 20
    4.3. Thu nhận thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 21
    4.3.1. Nguồn thông tin phục vụ cho sản xuất nông nghiệp 21
    4.3.2. Khả năng tiếp cận thị trường của nông hộ 24
    4.4. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác lúa vụ 3 của các hộ nông
    dân ở Thành phố Long Xuyên năm 2004 25
    4.4.1. Kỹ thuật canh tác 25
    8
    4.4.2. Hiệu quả kinh tế 28
    4.5. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác rau màu tại thành phố
    Long Xuyên năm 2004
    4.5.1. Kỹ thuật canh tác 29
    4.5.2. Hiệu quả kinh tế 32
    4.6. Kỹ thuật và hiệu quả kinh tế trong canh tác rau nhút tại thành phố
    Long Xuyên trong mùa lũ năm 2004 34
    4.6.1. Kỹ thuật canh tác 34
    4.6.2. Hiệu quả kinh tế 36
    4.7. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng nấm rơm 37
    4.8. Thu nhập của nông hộ 39
    4.9. Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông hộ ở 3 mô hình lúa, rau màu và
    rau nhút tại thành phố Long Xuyên năm 2004 40
    4.9.1. Tín dụng 40
    4.9.2. Các yếu tố quyết định thành công cho mô hình 42
    4.10. Chi tiêu trong gia đình của nông hộ trong 3 mô hình canh tác tại
    thành phố Long Xuyên năm 2004 43
    Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45
    5.1. Kết luận 45
    5.2. Đề nghị 46
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...