Thạc Sĩ Một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 4/8/14
    Last edited by a moderator: 7/8/14
    Đề tài luận án: Một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

    Những đóng góp mới về mặt lý luận
    Luận án đề xuất những cách tiếp cận mới: Hồi quy phân vị, copula và lý thuyết giá trị cực trị (EVT) trong nghiên cứu sự phụ thuộc của các chuỗi lợi suất chứng khoán và một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Những phát hiện mới từ kết quả nghiên cứu của luận án
    Thứ nhất là theo kết quả kiểm định cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu hầu hết các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu được chọn tính VN30, lợi suất của HNX và lợi suất của VNINDEX (29 chuỗi trong tổng số 32 chuỗi) là không tuân theo phân phối chuẩn, điều đó cho thấy nếu sử dụng giả thiết phân phối chuẩn để nghiên cứu các mô hình đo lường rủi ro đối với các chuỗi này là chưa phù hợp và có thể dẫn tới kết quả sai lệch nhiều. Kết quả ước lượng mô hình GARCH sẽ cho nhà đầu tư biết được tác động của những cú sốc trong quá khứ tác động nhiều hay ít tới độ biến động của lợi suất cổ phiếu đó ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, dựa trên kết quả ước lượng các mô hình GARCH luận án đã chỉ ra sự biến động của rủi ro hệ thống của một số cổ phiếu.
    Thứ hai là theo kết quả ước lượng mức độ phụ thuộc của các chuỗi lợi suất cổ phiếu với lợi suất của VNINDEX cho thấy mức độ phụ thuộc của các cặp chuỗi lợi suất khi thị trường bình thường cao hơn khi thị trường có biến động lớn; đồng thời luận án cũng chỉ ra được hành vi cùng tăng giá hay giảm giá với biên độ lớn của một số cổ phiếu và chỉ số VNINDEX có sự khác biệt trong những giai đoạn khác nhau của mẫu nghiên cứu.
    Thứ ba là dựa theo cách tiếp cận EVT, luận án đã ước lượng được VaR và ES cho những chuỗi lợi suất chứng khoán không phân phối chuẩn. Kết quả ước lượng VaR và ES sẽ giúp nhà đầu tư nắm giữ những chứng khoán này có được thông tin: sau một phiên giao dịch nếu trong điều kiện thị trường bình thường thì mức tổn thất tối đa là bao nhiêu, còn trong hoàn cảnh thị trường xấu thì mức tổn thất dự tính là bao nhiêu. Hơn nữa, dựa trên kết quả hậu kiểm, luận án đã chỉ ra được phương pháp copula có điều kiện và EVT là phù hợp và phản ánh được giá trị tổn thất thực tế của danh mục gồm một số cổ phiếu trên chính xác hơn khi sử dụng giả thiết lợi suất các cổ phiếu có phân phối chuẩn. Kết quả này góp phần bổ sung những cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về một số mô hình đo lường rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra một số khuyến nghị cho các nhà nghiên cứu, nhà tư vấn và người đầu tư về đo lường rủi ro thị trường trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...