Tài liệu Một số mô hình định mức tín nhiệm áp dụng cho sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Một số mô hình định mức tín nhiệm áp dụng cho sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam

    LỜI MỞ ĐẦU

    Hoạt động tín dụng của Ngân hàng là hoạt động tài trợ của Ngân hàng cho khách hàng (c̣n được gọi là tín dụng ngân hàng), bao gồm hoạt động cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, bảo lănh và một số hoạt động khác do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tín dụng là hoạt động lớn nhất song rủi ro cao nhất cho Ngân hàng. Khi tiến hành một hoạt động tín dụng, Ngân hàng sẽ thu được lăi (lợi nhuận) từ hoạt động đó, lăi chính là phí mà khách hàng phải trả cho Ngân hàng để được sử dụng khoản tín dụng mà ngân hàng tài trợ. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro có thể khách hàng không trả, hoặc không trả đúng hạn, hoặc không trả đầy đủ cả gốc lẫn lăi cho ngân hàng. Rủi ro này có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có nhiều khoản tài trợ mà tổn thất có thể chiếm phần lớn vốn của chủ, đẩy Ngân hàng đến phá sản. V́ thế, quản lư và đánh giá rủi ro vỡ nợ được đặt ra như một vấn đề trọng tâm trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư. Việc ước lượng chính xác rủi ro vỡ nợ của khách hàng vay hoặc danh mục đầu tư có ư nghĩa rất lớn đối với các nhà đầu tư, mỗi tổ chức ngân hàng và hệ thống tài chính. Rủi ro vỡ nợ được ước lượng chính xác không chỉ có ư nghĩa cho việc định giá đúng cho các khoản vay của mỗi doanh nghiệp mà c̣n góp phần tăng tính thanh khoản, ngăn ngừa những khủng hoảng tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Xếp hạng tín nhiệm (XHTN) được xây dựng dựa trên việc chấm điểm tín nhiệm (định mức tín nhiệm-ĐMTN) chính là căn cứ để cấp tín dụng, để “phân biệt đối xử ” về lăi suất cho vay, để đầu tư vào một công ty hay quốc gia, để thiết lập các mối quan hệ kinh doanh .
    Có nhiều cách để xây dựng và cho điểm chỉ số XHTN, mỗi một tổ chức tín nhiệm có một cách riêng. Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương Việt Nam(SGD I) hiện nay cũng đang sử dụng một hệ thống chấm điểm tín nhiệm riêng đối với các tổ chức xin cấp tín dụng tại chi nhánh, đó là phương pháp xây dựng thang điểm
    Trong quá tŕnh học tập tại trường kết hợp với thời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam và sự định hướng của thầy Ngô Văn Thứ, em xin được đưa ra đề tài : “MỘT SỐ MÔ H̀NH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM ÁP DỤNG CHO SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆTNAM” , đề tài này nêu ra một số ư kiến nhỏ về phương pháp định mức tín nhiệm công ty bằng phương pháp sử dụng một số mô h́nh, trong đó cơ bản nhất là Mô h́nh đa nhân tố.
    Ngoài Lời mở đầu, Phần Kết luận, Phần phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Lư thuyết về định mức tín nhiệm công ty – Tŕnh bày khái quát về khái niệm, mục đích vai tṛ, nguyên tắc và tổng quan về phương pháp định mức tín nhiệm.
    Chương 2: Định mức tín nhiệm tại Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam – Giới thiệu về Sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt Nam cùng với phương pháp định mức tín nhiệm tại Ngân hàng.
    Chương 3: Áp dụng Một số mô h́nh cho định mức tín nhiệm khách hàng – Xem xét 2 mô h́nh là mô h́nh Định giá tài sản vốn (CAPM) và mô h́nh Đa nhân tố.
    Em xin chân thành cám ơn Ban giám đốc Ngân hàng cùng tập thể cán bộ, nhân viên toàn Ngân hàng và đặc biệt cám ơn các cán bộ, chuyên viên Pḥng quản lư rủi ro đă tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá tŕnh thực tập, để em có thể t́m hiểu sâu về nghiệp vụ Ngân hàng.
    Em xin vô cùng biết ơn thầy Ngô Văn Thứ - khoa Toán Kinh Tế đă tận t́nh chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá tŕnh lựa chọn đề tài, xác định hướng nghiên cứu, sửa chữa và hoàn thiện luận văn. Em cũng xin cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Quang Dong, PGS.TS Hoàng Đ́nh Tuấn, PGS.TS Nguyễn Khắc Minh, Th.S Trần Chung Thủy, TS Trần Trọng Nguyên cùng các thầy cô trong khoa Toán Kinh Tế đă dạy dỗ chỉ bảo em trong quá tŕnh học tập tại trường.

    CHƯƠNG I
    LƯ THUYẾT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY

    I. Hoạt động Ngân hàng và Định mức tín nhiệm công ty
    1. Hoạt động Ngân hàng và yêu cầu khách quan về Định mức tín nhiệm khách hàng
    Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại h́nh doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ. Một hoạt động đặc thù của ngân hàng là huy động tiền gửi của các cá nhân, tổ chức và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cho những người đang có nhu cầu về vốn, nhằm mục đích thu lợi nhuận. Là một trung gian tài chính, các NHTM phải đối mặt với nhiều rủi ro trên cả phương diện huy động vốn và sử dụng vốn. Với hoạt động huy động vốn, người gửi tiền đóng vai tṛ là chủ nợ (chủ nợ thứ nhất) và NHTM là con nợ. Với hoạt động cấp tín dụng, NHTM lại đóng vai tṛ là chủ nợ (chủ nợ thứ hai) và những khách hàng nhận tín dụng trở thành con nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, quyền của chủ nợ thứ nhất và thứ hai lại khác nhau cơ bản. Chủ nợ thứ nhất, những người gửi tiền vào ngân hàng, có quyền hưởng lăi từ khoản tiền gửi vào ngân hàng mà hầu như không phụ thuộc vào t́nh h́nh hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời có thể rút vốn bất kỳ lúc nào họ muốn dù chưa đến hạn, NHTM chỉ có thể thu của họ một số tiền gọi là lăi phạt khi rút vốn trước hạn mà không thể từ chối việc trả lại vốn cho khách hàng. C̣n chủ nợ thứ hai, chính là các NHTM, cũng có quyền thu lăi từ hoạt động cho vay tín dụng song lại không thể thu hồi vốn về trước khi kết thúc hợp đồng tín dụng nếu như khách hàng không vi phạm hợp đồng. Điều đó đ̣i hỏi ngân hàng phải có dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt quá (nếu thấy cần thiết) và đặc biệt là phải t́m cách đạt hiệu quả tối đa trong sử dụng vốn. Nếu việc cấp tín dụng không hiệu quả khiến Ngân hàng không thu được gốc, lăi đầy đủ, đúng hạn hoặc thậm chí mất vốn th́ nó sẽ nhanh chóng đẩy Ngân hàng tới chỗ mất khả năng thanh toán cho nhu cầu rút vốn của người gửi tiền. Như thế, rủi ro tín dụng dễ dàng dẫn đến rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng.
    Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ cả gốc và lăi cho Ngân hàng. Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM là tín dụng. Khi tiến hành một hoạt động tài trợ cụ thể, các Ngân hàng đều phân tích các yếu tố của người vay và theo lư thuyết, Ngân hàng có thể quyết định tài trợ nếu thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, chỉ có thể đề pḥng, hạn chế mà không thể loại trừ.
    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các nguyên nhân này thường được chia thành 3 nhóm sau:
    +Những nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi hoặc khó tránh khỏi, vượt quá khả năng kiểm soát của người vay lẫn ngân hàng như thiên tai, chiến tranh, những biến cố kinh tế, chính trị, xă hội những nguyên nhân này tuy ít song lại thường tác động nặng nề tới người vay, làm suy giảm khả năng thanh toán gốc và lăi cho Ngân hàng.
    +Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay: là những nguyên nhân liên quan đến tŕnh độ yếu kém của người vay khi triển khai phương án sử dụng vốn trong thực tế; đến đạo đức của người vay khi cố ư lừa đảo Ngân hàng, sử dụng tiền vay sai mục đích hoặc vào phương án chứa đầy rủi ro với kỳ vọng thu được lợi nhuận rất cao hay cố tính chây ́ không chịu trả nợ cho Ngân hàng ḥng quịt nợ hoặc chỉ đơn giản là chiếm dụng vốn. Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rủi ro tín dụng.
    +Nguyên nhân thuộc về Ngân hàng: Là những nguyên nhân liên quan trực tiếp đến tŕnh độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên Ngân hàng mà chủ yếu là các cán bộ tín dụng. Một cán bộ tín dụng tŕnh độ thấp, không am hiểu về khách hàng, về ngành nghề kinh doanh của họ, về môi trường họ sống và làm việc th́ anh ta không thể đưa ra những đánh giá chính xác về khách hàng, phương án sử dụng tiền vay cũng như dự báo trước các vấn đề có liên quan th́ rủi ro tín dụng dễ dàng xảy ra. Không những thế, một cán bộ tín dụng giỏi cũng có thể tiếp tay cho khách hàng để lừa đảo Ngân hàng nếu anh ta không thắng được cám dỗ của tiền bạc, không giữ vững được đạo đức của ḿnh. Nhóm nguyên nhân này thường kết hợp với nguyên nhân thứ hai, gây nên tổn thất cho Ngân hàng.
    Như vậy có thể nói, đối với các Ngân hàng th́ rủi ro tín dụng luôn thường trực hơn nữa lại diễn biến hết sức phức tạp và khó pḥng tránh. Bởi vậy, để đạt được hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng, NHTM phải thực hiện một quy tŕnh phân tích tín dụng chặt chẽ với những bước phân tích tỉ mỉ về các mặt tài chính, phi tài chính của khách hàng thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Kết quả của quá tŕnh này sẽ cho cán bộ tín dụng thấy được hạng tín dụng của doanh nghiệp là tối ưu, loại ưu, tốt, khá, trung b́nh hay yếu kém. Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ so sánh hạng của doanh nghiệp đạt được với các mức phân hạng của Ngân hàng là ở vị trí nào, có đủ điều kiện để cho vay hay không, và đặc biệt cán bộ có thể so sánh hạng của hai doanh nghiệp cùng có nhu cầu vay vốn để lựa chọn một khách hàng tốt hơn trong trường hợp nguồn tín dụng đă hạn chế. Không những thế, thông qua hạng tín dụng của doanh nghiệp, cán bộ sẽ có chính sách tín dụng cụ thể và phù hợp để giám sát và kiểm tra món vay. Mặt khác, một hệ thông chấm điểm được tiêu chuẩn hóa và tự động hóa sẽ cho phép giảm bớt thời gian và chi phí cho vay, do đó tạo điều kiện cho các Ngân hàng mở rộng vốn vay và khách hàng trên cơ sở an toàn. Đặc biệt nó c̣n cho phép giảm nhân sự trong các Ngân hàng để tập trung nhiều hơn vào các khoản vay khó, và kết quả là chấm điểm tín dụng sẽ giúp cho việc cho vay của các Ngân hàng hướng vào các khách hạng có chất lượng. Đó chính là những ưu điểm vượt trội của phương pháp định mức tín nhiệm so với những phương pháp thẩm định tín dụng trước đây. V́ vậy mà định mức tín nhiệm có mục đích và vai tṛ rất quan trọng đối với ngân hàng.
    2. Sơ lược về Định mức tín nhiệm công ty
    Định mức tín nhiệm là thuật ngữ bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh – Credit Rating (Credit – sự tín nhiệm; Rating – sự định mức, sự xếp hạng). Thuật ngữ này do John Moody đưa ra và công bố vào năm 1909 trong cuốn cẩm nang chứng khoán đường sắt, trong đó ông phân tích, nghiến cứu và công bố Bảng định mức tín nhiệm cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống kư hiệu hết sức đơn giản và dễ hiểu, với 3 chữ cái ABC được xắp xếp lần lượt từ Aaa đến C. Chính những kư hiệu đó sau này đă trở thành chuẩn mực quốc tế. Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu và đưa ra Bảng định mức tín nhiệm trái phiếu cho tất cả các nhà phát hành. Cùng với sự phát triển đa dạng của thị trường chứng khoán, nhiều cách hiểu khác nhau về định mức tín nhiệm cũng xuất hiện. Theo Bohn- john và công ty Moody’s“ Định mức tín nhiệm là định mức về khả năng một nhà phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lăi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó”. Theo công ty chứng khoán Merrill Lynch, định mức tín nhiệm là Định mức hiện thời của công ty định mức tín nhiệm về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định. Nói cách khác, nó là định mức hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lăi đúng hạn.
    Như vậy: Định mức tín nhiệm là sự định mức hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả (gốc và lăi) đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó. Định mức tín nhiệm tổng hợp tất cả các rủi ro về thanh toán gốc, lăi của các khoản nợ hiện tại và tương lai của nhà phát hành. Định mức tín nhiệm công ty v́ thế có thể xem là thước đo vị thế của công ty trên thị trường vốn. Đối tượng của ĐMTN chính là các doanh nghiệp, cá nhân hoặc các tổ chức đến vay vốn của Ngân Hàng.
    2.1. Mục đích
    Mục đích của ĐMTN là đưa ra những nhận xét đánh giá t́nh h́nh hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ Ngân hàng trong việc:
    - Ra quyết định cấp tín dụng: Cho vay hay không cho vay, xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/bảo lănh, thời hạn, mức lăi suất/phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng,
    - Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang c̣n dư nợ, giúp Ngân hàng ngăn ngừa được rủi ro tín dụng có thể xảy ra, trên cơ sở đó, thực hiện trích lập dự pḥng rủi ro được chính xác khi khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn.
    Xét trên góc độ quản lư toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống ĐMTN c̣n nhằm mục đích:
    - Phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn,
    - Ước lượng mức vốn đă cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự pḥng rủi ro tín dụng.
    2.2. Vai tṛ
    - Đối với Doanh nghiệp: Các Ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay, có thể đánh giá được tổng quan t́nh h́nh kinh doanh của khách hàng. Với những doanh nghiệp có xếp hạng cao, được đánh giá là rủi ro thấp th́ có thể được cho vay với các điều kiện ưu đăi về hạn mức tín dụng, về lăi suất cho vay . Ngược lại với các doanh nghiệp có thứ hạng thấp, tức rủi ro mất khả năng thanh toán cao th́ Ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong việc xem xét cho vay và có thể từ chối tài trợ nếu như thấy rằng rủi ro là quá lớn. Do mục tiêu của Ngân hàng khi cho vay là lợi nhuận, song họ cũng rất quan tâm đến rủi ro bị mất vốn, vậy nên họ sẵn sàng đầu tư vào các công cụ có lợi nhuận thấp nhưng biết rằng khả năng trả nợ là chắc chắn. Các Ngân hàng thương mại với tư cách là người đi vay, có thể dựa vào ĐMTN để tiếp xúc được với các nguồn vốn một cách dễ dàng hơn, có thể nâng cao được uy tín của ḿnh, củng cố và xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, với các Ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên thị trường, ĐMTN c̣n giúp họ mở rộng thị trường. Việc mở rộng thị trường đối với các Ngân hàng này giúp họ có thể tham gia vào nhiều thị trường vốn khác nhau, bởi v́ nhiều thị trường đ̣i hỏi Nhà phát hành phải được Định mức tín nhiệm trước khi phát hành chứng khoán trên thị trường. Không những thế, Định mức tín nhiệm c̣n giúp cho các Ngân hàng này mở rộng các Nhà đầu tư tiềm năng, đây là một vấn đề quan trọng đối với các Ngân hàng phát hành, v́ Định mức tín nhiệm bảo vệ các Nhà đầu tư thông qua việc đánh giá khả năng về thanh toán gốc và lăi của một Nhà phát hành nhất định, do đó các đợt phát hành có công bố định mức tín nhiệm sẽ kích thích các Nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ hơn. Đặc biệt với các Nhà phát hành lần đầu phát hành ra công chúng. Thông qua Định mức tín nhiệm, các Ngân hàng phát hành có thể duy tŕ được thị trường huy động vốn trong mọi hoàn cảnh, ngay trong trường hợp thị trường có nhiều biến động bất lợi đối với việc huy động vốn, v́ các Ngân hàng có Định mức tín nhiệm cao vẫn có thể yên tâm về sự tham gia của các Nhà đầu tư vào đợt phát hành của ḿnh.
    - Đối với Nhà đầu tư: Trước khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, nhà đầu tư phải nghiên cứu, xem xét t́nh h́nh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại dựa trên các tư liệu thu thập được để từ đó dự đoán được t́nh h́nh hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thu hồi gốc, lăi trong thời gian tới. Đó cũng chính là công việc của công tác định mức tín nhiệm, do đó các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng kết quả của công tác chấm điểm tín dụng mà không cần phải tốn thời gian đi thu thập, xử lư thông tin để đánh giá doanh nghiệp, không bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư. Đó lại là một chỉ tiêu rơ ràng, đơn giản và dễ hiểu để xem xét quyết định đầu tư, v́ với những tài liệu liên quan đến t́nh trạng và tương lai của các nhà phát hành quá chi tiết, quá phức tạp, một nhà đầu tư b́nh thường không thể tổng hợp, phân tích để xác định một cách chính xác khả năng trả nợ của nhà phát hành- khả năng thu hồi vốn đầu tư của ḿnh. Đó c̣n là một nhân tố quan trọng trong việc Định mức mối quan hệ rủi ro lợi nhuận thu được. Và đó c̣n là công cụ quản lư danh mục đầu tư. Như chúng ta đă biết, nhà đầu tư mua chứng khoán với mục đích thu lời từ hai nguồn chính bao gồm: Lăi cố định đối với trái phiếu và cổ tức đối với cổ phiếu, lời trên vốn từ chênh lệch giá. Ngoài ra th́ đó c̣n là công cụ Định mức một số rủi ro có liên quan. Định mức tín nhiệm chủ yếu được sử dụng cho các loại chứng khoán nợ, song Định mức tín nhiệm cũng có tác dụng trong việc định mức rủi ro của Ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác. Các Ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính với tư cách là một nhà đầu tư sử dụng Định mức tín nhiệm làm một tiêu chuẩn quan trọng trong quyết định cho vay, tài trợ dự án .
    - Đối với các trung gian tài chính: Các trung gian tài chính chuyên thực hiện việc bảo lănh và giao dịch chứng khoán như Ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư. Do có mối quan hệ thanh toán, tín dụng với các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng hết sức quan tâm đến công tác Định mức tín nhiệm bởi kết quả của quá tŕnh này sẽ là cơ sở cho các trung gian tài chính đưa ra các quyết định liên quan đến việc cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Các trung gian tài chính không thể ra quyết định cho vay khi không nắm rơ thông tin về doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Định mức tín nhiệm đóng vai tṛ quan trọng trong hoạt động của các trung gian tài chính trong việc tránh rủi ro và tăng thu nhập cho công ty. Nhà bảo lănh căn cứ vào Định mức tín nhiệm của nhà phát hành để dự đoán khả năng mua của các nhà đầu tư, khả năng tăng giá hoặc giảm giá của công cụ chuẩn bị phát hành, từ đó xác định giá cả phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, các trung gian tài chính cũng dựa vào sự thay đổi mức tín nhiệm của mỗi Nhà phát hành để dự đoán nhu cầu các chứng khoán của Nhà phát hành đó trên thị trường để thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư cho các khách hàng của ḿnh. Chẳng hạn đối với Nhà đầu tư không thích rủi ro th́ họ sẽ có được lời khuyên nên mua các công cụ có mức tín nhiệm cao và ngược lại. Khi mức tín nhiệm của một Nhà phát hành bị đánh giá là giảm, người đầu tư sẽ nhận được lời khuyên nên bán các trái phiếu của một Nhà phát hành tăng, Nhà đầu tư sẽ nhận được lời khuyên nên nắm giữ số trái phiếu đó thêm một thời gian để chờ đợi giá của chứng khoán này tăng hơn nữa.
    - Đối với cơ quan quản lư thị trường vốn: Hoạt động Định mức tín nhiệm h́nh thành và phát triển một cách tự phát trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Khi các công ty định mức tín nhiệm công bố mức tín nhiệm cho các nhà phát hành, việc có sử dụng hay không hệ thống Định mức tín nhiệm này hoàn toàn do ḷng tin của các Nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc phát triển mạnh mẽ của Định mức tín nhiệm, nhất là trong mấy thập kỷ gần đây đă ngày càng khẳng định vị trí, vai tṛ và sự cần thiết của Định mức tín nhiệm trong việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán một cách an toàn và có hiệu quả. Hệ thống tín nhiệm ngày càng được tín nhiệm đối với các Nhà đầu tư và các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, họ sử dụng Định mức tín nhiệm ngày càng nhiều hơn. Chính v́ vậy, các cơ quan quản lư thị trường đă bắt đầu sử dụng Định mức tín nhiệm làm công cụ để quản lư. Mục tiêu của các cơ quan quản lư là đảm bảo được tính ổn định của thị trường. Thông qua Định mức tín nhiệm, các cơ quan đảm nhiệm chức năng quản lư có thể sử dụng các ĐMTN làm tiêu chí để xem xét tính lành mạnh và t́nh h́nh kinh doanh của doanh nghiệp, dự báo trước xu hướng trên thị trường, xem xét, cho phép phát hành chứng khoán, quy định các công cụ chứng khoán được phép đầu tư đối với các tổ chức trung gian tài chính đặc biệt như Ngân hàng, Công ty bảo hiểm. Đồng thời thông qua ĐMTN, các cơ quan quản lư cũng thấy được những sai phạm để kịp thời điều chỉnh và có biện pháp xử lư, giảm thiểu tính bất ổn của thị trường, giúp ngăn chặn và hạn chế hậu quả tiêu cực do các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả gây nên. Các cơ quan quản lư thị trường đă bắt đầu sử dụng Định mức tín nhiệm làm một tiêu chuẩn kiểm tra sự lành mạnh về tài chính của các công ty, một tiêu chí để xem xét cho phép phát hành chứng khoán, quy định các công cụ chứng khoán được phép đầu tư đối với các tổ chức trung gian tài chính đặc biệt như Ngân hàng, Công ty bảo hiểm.
    3. Nguyên tắc định mức tín nhiệm
    Trong quá tŕnh chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.
    - Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín nhiệm mà cán bộ tín dụng đă xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.
    - Điểm tổng hợp bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.
    - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín nhiệm (chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ rủi ro tín dụng.
    Trong quy tŕnh chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc:
    - Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất th́ áp dụng cho xếp loại đó, nếu nằm giữa hai trị số th́ ưu tiên nghiêng về phía loại tốt hơn,
    - Trong trường hợp khách hàng có bảo lănh toàn phần (lớn hơn hoặc bằng 100% giá trị khoản tín dụng) của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, th́ khách hàng có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lănh (nếu bên bảo lănh cũng được ngân hàng cho vay chấm điểm). Quy tŕnh chấm điểm của bên bảo lănh cũng giống như quy tŕnh áp dụng cho khách hàng. Trường hợp bảo lănh một phần th́ chỉ tiến hành Định mức tín nhiệm cho chính khách hàng,
    Sau khi chấm điểm tín nhiệm cho khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành xếp hạng khách hàng, mỗi ngân hàng sẽ có một cách xếp hạng riêng nhưng nh́n chung là chia thành 10 hạng mục có mức độ từ cao xuống thấp.
    4. Các tổ chức Xếp hạng tín nhiệm
    Trên thế giới có 3 công ty ĐMTN quốc tế đang thống lĩnh thị trường, đều là công ty ĐMTN của Mỹ, gồm Moody’s; Standard and Poor và Fitch Ratings. Trong khu vực châu Á, có một số công ty ĐMTN uy tín như Công ty ĐMTN và thông tin quốc gia Hàn Quốc; Công ty Dịch vụ ĐMTN và thông tin Thái Lan; Cơ quan ĐMTN Malaysia Ban đầu, dịch vụ ĐMTN chỉ được sử dụng để đánh giá khả năng sẵn sàng của một nhà phát hành trong việc thanh toán đúng hạn cho một khoản nợ nhất định, hay nói cách khác dịch vụ này chỉ phục vụ cho các chứng khoán nợ (trái phiếu). Tuy nhiên, hiện nay, ĐMTN được hoàn thiện và mở rộng hơn để cung cấp đánh giá tổng quát về chứng khoán nợ và chứng khoán vốn.
    Hiện tại tất cả các nước trong khu vực (trừ Lào, Campuchia) đều đă thiết lập công ty định mức tín nhiệm (CRA) trên dưới 15 năm. Khối ASEAN cũng đă thành lập Diễn đàn các doanh nghiệp định mức tín nhiệm như một tổ chức doanh nghiệp ngành nghề của các nước Đông Nam Á. Hiệp hội các CRA của châu Á đă được thiết lập với sự trợ giúp của Ngân Hàng Phát triển châu Á (ADB).
    Tại Việt Nam đang có 4 đối tượng cần được thực hiện ĐMTN để tăng tính minh bạch, chất lượng hoạt động, đồng thời góp phần hỗ trợ đầu tư cho công chúng.
    Thứ nhất là các DN quy mô lớn, đă và đang tiến hành cổ phần hoá và các DN niêm yết trên TTCK. Việc tiến hành ĐMTN đối với các DN này cần được coi như một điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ công chúng đầu tư, v́ đại bộ phận nhà đầu tư chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán,
    Đối tượng thứ hai cần được ĐMTN là các Ngân hàng TMQD và ngân hàng cổ phần tại Việt Nam. Kế hoạch cổ phần hoá các ngân hàng TMQD của Chính phủ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới Ngân hàng cổ phần trong những năm gần đây khiến ngành Ngân hàng không chỉ là tâm điểm của nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, mà c̣n thu hút một lượng lớn nhà đầu tư trong nước tham gia. Việc áp dụng ĐMTN đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam nếu được triển khai sẽ tăng cường tính minh bạch của hệ thống Ngân hàng, đồng thời tạo đà cho thị trường trái phiếu ngân hàng phát triển,
    Đối tượng thứ ba cần ĐMTN là các tổ chức phát hành nợ dài hạn, như Chính phủ, các chính quyền địa phương, các định chế tài chính . Việc đánh giá khả năng hoàn trả gốc và lăi vay của đối tượng này sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá đúng mức độ rủi ro cũng như mức độ hấp dẫn của khoản đầu tư. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển một thị trường trái phiếu chuyên nghiệp tại Việt Nam,
    . Đối tượng cuối cùng cần được ĐMTN là các DN vừa và nhỏ. Hiện số DN vừa và nhỏ chiếm đến 95% tổng số DN Việt Nam và đối tượng này được coi là khu vực vừa có tiềm năng lớn, vừa có rủi ro cao. Việc ĐMTN đối với loại DN này sẽ giúp các DN dễ dàng hơn trong việc huy động vốn, đồng thời giúp công chúng giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.
    Thực tế, trên thị trường Việt Nam đă h́nh thành 3 tổ chức ĐMTN. Một là Công ty Thông tin tín nhiệm DN C&R. Công ty này thành lập từ năm 2004 dưới dạng một công ty tư nhân nhưng thực tế công ty này đă hoạt động trong lĩnh vực thông tin tín nhiệm từ năm 2000. Thị trường chủ yếu của C&R là các doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm đến việc đầu tư tại Việt Nam, thông qua việc cung cấp các báo cáo tín nhiệm về các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trong đó có đưa ra chỉ số tín nhiệm và thang điểm chung nhất cho các công ty, mức độ phức tạp chưa cao. Doanh số hoạt động của C&R năm 2005 khoảng 3 tỷ đồng, chủ yếu từ các dịch vụ cung cấp thông tin. Tuy nhiên, hiện C&R chưa cung cấp dịch vụ ĐMTN cho DN trên sàn và các loại trái phiếu.
    Hai là Trung tâm Thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước- CIC. Tổ chức này ra đời từ năm 1994, có chức năng lưu trữ thông tin trong lĩnh vực tín dụng và đă xếp hạng cho khoảng 8.000 DN là các khách hàng thường xuyên của các Ngân hàng thương mại. Cách xếp hạng của tổ chức này thiên về lịch sử vay vốn chứ không phân tích chuyên sâu về khả năng cạnh tranh của các ngành, các DN, cũng như những thay đổi, biến động của nền kinh tế.
    Ba là Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Vietnamnet Rating, ra đời với mục đích trở thành tổ chức chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực ĐMTN. Thị trường mà Trung tâm hướng tới là các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan tới thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, do thị trường nhỏ bé lại thiếu sự quan tâm của cơ quan chức năng, nên Trung tâm này đă tạm ngừng hoạt động.
    Trong tương lai Trung tâm Thông tin tín dụng sẽ được tách ra khỏi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trở thành một công ty định mức tín nhiệm hoạt động độc lập. Song song với việc hoàn thiện tổ chức cũng như nghiệp vụ tại các trung tâm trên, các công ty định mức tín nhiệm mới cũng được thành lập.
    Nh́n chung các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam hiện nay mới chỉ hoạt động như các tổ chức thông tin tín dụng, chứ chưa phải là các tổ chức định mức tín nhiệm với vai tṛ xóa bỏ khoảng tối thông tin trên thị trường. Việc định mức thường không linh hoạt để có thể đảm bảo thay đổi kịp thời theo diễn biến thị trường và hơn nữa nó chưa phải là một tiêu chí đánh giá chính xác về hoạt động sản xuất kinh của các doanh nghiệp được định mức.
    II. Các phương pháp Định mức tín nhiệm công ty trên thế giới hiện nay
    1. Phương pháp truyền thống
    Đa số các tổ chức đánh giá tín nhiệm sử dụng phương pháp truyền thống để định mức tín nhiệm. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dự đoán khả năng vỡ nợ và dự đoán giá trị hợp đồng tại những thời điểm có khả năng vỡ nợ bằng việc phân tích các yếu tố đặc trưng. Nói chung về nguyên tắc phương pháp của các công ty là tương đối giống nhau như một số mô h́nh sau:
     
Đang tải...