Tài liệu Một số lý luận về tài phán hành chính (tham khảo làm luận văn)

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cơ sở lý luận về tài phán hành chính1. Khái niệm và tính chất cuả tài phán hành chính1.1. Khái niệm tài phán hành chính

    TPHC là một vấn đề luôn tồn tại và phát triển cùng với hoạt động quản lý nhà nước. Đối với Việt Nam chúng ta, thuật ngữ “tài phán hành chính” được sử dụng khá phổ biến trong khoảng thời gian hơn một thập niên trở lại đây. Tuy nhiên, cũng như khái niệm KKHC, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có định nghĩa pháp lý về khái niệm này .
    Có quan điểm cho rằng TPHC là hoạt động xét xử cuả Tòa án nhằm giải quyết các tranh chấp hành chính phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước[15,Tr165], [39,Tr9 và tr16].
    Có quan điểm khác cho rằng TPHC là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện[16;40,Tr6], [47,Tr1]. Theo quan điểm này thì hoạt động giải quyết khiếu nại cuả các cơ quan hành chính nhà nước chính là hoạt động TPHC. Ngoài ra, hiểu theo quan điểm này hoạt động TPHC cũng có thể là hoạt động cuả cơ quan có chức năng xét xử các tranh chấp hành chính nhưng không phải là Tòa án mà là cơ quan thuộc bộ máy hành pháp. Quan điểm này tách hoạt động hành chính nhà nước thành hai mảng riêng biệt đó là hành chính chấp hành, điều hành (hành chính quản lý) và hành chính tài phán (tài phán hành chính).
    Quan điểm thứ ba cho rằng TPHC là sự phán quyết cuả Nhà nước về các tranh chấp, vụ việc có yếu tố hành chính bao gồm giải quyết các tranh chấp hành chính và xử lý các vi phạm hành chính trong quản lý nhà nước[14,Tr12-13], đó là:
    - Hoạt động xét xử các vụ án hành chính cuả Tòa án.
    - Hoạt động xét và giải quyết khiếu nại hành chính cuả các cơ quan hành chính nhà nước.
    - Hoạt động xử lý vi phạm hành chính cuả các cơ quan hành chính nhà nước.
    Theo từ điển Hán-Việt thuật ngữ “tài phán” có nguồn gốc từ tiếng la tinh là “jurisdictio” có nghĩa là tổng thể những quyền hạn cuả Tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khiá cạnh pháp lý cuả những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết các tranh chấp và áp dụng những chế tài theo luật định. Xuất phát từ thuật ngữ này, có quan điểm cho rằng “tài phán hành chính” là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính (KKHC) phát sinh giữa cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước) với cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội do cơ quan tài phán cuả Nhà nước thực hiện theo trình tự tố tụng. Cơ quan tài phán nhà nước có thể là Tòa án hoặc cơ quan nhà nước khác do pháp luật quy định. Như vậy, khái niệm tài phán rộng hơn khái niệm xét xử và không chỉ Tòa án mới có quyền tài phán mà các cơ quan hành chính cũng có thể có quyền tài phán. Điều đó có nghĩa là không nên đồng nhất khái niệm TPHC với hoạt động xét xử cuả Tòa án, không nên đồng nhất TPHC với hoạt động xét xử cuả Tòa án hành chính hoặc Tòa hành chính. Đồng thời cũng không nên đồng nhất TPHC với hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính cuả cơ quan hành chính nhà nước[42,Tr678-679]. Khái niệm TPHC trong luận văn này được hiểu theo nghĩa này - tức là theo nghĩa rộng của khái niệm “tài phán hành chính”.
    2.1.1.2. Tính chất của tài phán hành chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...