Chuyên Đề Một số luận điểm sáng tạo lớn trong tư tưởng hồ chí minh

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài báo: MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO LỚN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


    Bài báo dài 33 trang:
    I. Khái niệm:
    1. Theo từ điển Tiếng Việt ( XB . 1992).
    - Sáng tạo: Là tạo ra những giá trị mới (về vật chất và tinh thần)
    - Sáng tạo: Là tìm những cái mới, cách giải quyết mới không lệ thuộc vào những cái đã có sẵn.
    * Theo khái niệm trên, có một số từ nghĩa tương trợ như: Bổ sung, phát triển, vận dụng sáng tạo, cụ thể hoá.
    + Bổ sung = thêm vào cho đủ.
    + Phát triển = trên cơ sở cái đã có làm cái đã có biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao.
    + Vận dụng sáng tạo và cụ thể hoá là biến từ trừu tượng thành cụ thể.
    2. Theo Từ điển Triết học (NXB Tiến Bộ, Mát xcơva, 1986, tr. 495)
    - Sáng tạo là quá trình tạo nên những giá trị tinh thần và vật chất mới về chất, thông qua hoạt động của con người.
    - Là khả năng nảy sinh trong lao động của con người nhằm tạo nên tư liệu mới, dữ liệu mới do hiện thực cung cấp (trên cơ sở nhận thức được các qui luật của thế giới khách quan) tạo nên một nhận thức, một biện pháp mới thoả mãn được các nhu cầu đa dạng của thực tiễn.
    - Chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng điều kiện để có sáng tạo:
    + Có sức mạnh tinh thần, kể cả sự tưởng tượng.
    + Có nghiên cứu thực tiễn, hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn.
    + Có tác động, có nhu cầu của thực tiễn (xã hội)
    * Hồ Chí Minh hội tụ đủ cả 3 yếu tố, ba điều kiện trên: có sức mạnh tinh thần của lòng yêu nước, ý chí cứu nước, tin ở con đường, tương lai của dân tộc đã lựa chọn. Có nghiên cứu lý luận, hoạt động thực tiễn, tổng kết thực tiễn nhu cầu của đất nước, của dân tộc: giải phóng dân tộc, đi lên CNXH .
    * Giáo sư Trần Văn Giàu nói về điều kiện, khả năng sáng tạo của Hồ Chí Minh: có tinh thần yêu nước và khát vọng cứu nước; có trí tuệ uyên bác, học tập, nghiên cứu nắm vững lý luận; hoạt động thực tiễn phong phú .
    Trên những ý nghĩa vừa nêu, có thể thấy Hồ Chí Minh thật sự là một nhà tư tưởng, nhà mác xít sáng tạo.
    II. Những sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh
    1. Quá trình nhận thức của Đảng ta về giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh.
    * Thực tế quá trình Đảng và Bác lãnh đạo cách mạng Việt Nam, một câu khá quen thuộc mà các nhà nghiên cứu thường dùng: Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, thể hiện trên nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề về lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
    Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành, phát triển và toả sáng cùng với quá trình đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Quá trình nhận thức của Đảng về vai trò nền tảng tư tưởng và giá trị kim chỉ nam của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam cũng từng bước hoàn chỉnh và sâu sắc hơn.
    - Tháng 2 năm 1951, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng tại Việt Bắc, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định:
    “Đường lối chính trị, nền nếp làm việc và đạo đức cách mạng của đảng ta hiện nay là đường lối, tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch, là đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Mác - Ăngghen - Lênin - Xtalin ở Việt Nam. Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối chính trị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng Việt Nam đi mau đến thắng lợi hoàn toàn”(1) Đây là lần đầu tiên Đảng ta có sự đánh giá cao đối với tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    - Năm 1969, Hồ Chí Minh qua đời. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Lê Duẩn viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh nước ta, vạch đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam từng bước tiến lên, từ thắng lợi này đến thắng lợi khác .Người là linh hồn, là ngọn cờ chói lọi, lãnh đạo toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng chiến đấu anh dũng, viết nên những trang sử vẻ vang nhất của Tổ quốc ta”.
    - Năm 1970, trong diễn văn tại lễ Kỷ niệm lần thứ 80 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định: “Hồ Chí Minh bao giờ cũng khái quát lý luận từ trong thực tiễn. Do đó, Người không chỉ vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin mà còn phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác Lênin một cách thiết thực”([1]).
    Báo cáo về xây dựng Đảng tại Đại hội V (3-1982), kế tục tinh thần của Đại hội II, đã đặt vấn đề: “Đảng phải đặc biệt coi trọng việc tổ chức học tập một cách có hệ thống tư tưởng, đạo đức, tác phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn Đảng”([2]).
    - Trong diễn văn tại lễ Kỷ niệm lần thứ 95 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1985), đồng chí Trường Chinh khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc trong việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, làm phong phú và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa. Người đã xây dựng thành một hệ thống lý luận chặt chẽ, đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối chiến lược và sách lược cũng như phương pháp và nghệ thuật tiến hành cách mạng ở một nước vốn là thuộc địa như nước ta”([3]). Đây lần đầu tiên Đảng ta khẳng định: Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận chặt chẽ.
    - Tại Đại hội VI của Đảng ta (1986), Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội xác định: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh .”([4]). Cũng tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư khoá VI đã phát biểu: “Cuộc đời và tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kho tàng vô giá của Đảng và nhân dân ta, cả thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Bác Hồ là nhà lý luận kiệt xuất trong việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào nước ta .Khai thác, hệ thống hoá, nghiên cứu nội dung và vận dụng di sản tinh thần phong phú của Bác Hồ vào công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay là nhiệm vụ hàng đầu của những người làm công tác nghiên cứu lý luận”([5]).
    - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991), từ sự kiểm nghiệm, thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã khẳng định rõ trong Cương lĩnhĐiều lệ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”.
    - Đại hội IX (4-2001), tiến thêm một bước, đã đưa ra một khái niệm chung về tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung cơ bản và ý nghĩa, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, coi nền tảng tư tưởng và kim chỉ năm cho hành động là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta.
    * Từ Đại hội II (1951) đến Đại hội IX (2001), trải qua 50 năm, Đảng ta đã có những nhận thức đúng đắn, nhất quán về giá trị, ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh: Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều nhất trí đánh giá Hồ Chí Minh là nhà lý luận kiệt xuất. Người đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh của nước ta, góp phần phát triển, làm phong phú chủ nghĩa Mác Lênin bằng những kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam trên một loạt vấn đề cơ bản, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường lên CNXH ở Việt Nam, về Đảng, về Nhà nước .
    Như vậy, đánh giá tầm vóc tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là sản phẩm chủ quan phản ánh tình cảm, nguyện vọng của nhân dân ta đối với lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của mình; được chế tác một cách vội vàng vào một thời điểm khó khăn khi mà hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào khủng hoảng, đổ vỡ và chủ nghĩa Mác Lênin bị tiến công từ nhiều phía .như các thế lực thù địch đã xuyên tạc hòng hạ thấp giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
     
Đang tải...