Tiểu Luận Một số kinh nghiệm về phương pháp dựng hình bằng thước và compa trong trường trung học cơ sở

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Trong thời đại ngày nay, đất nước đang thời kỳ hội nhập, đòi hỏi toàn Đảng toàn dân phải biết nâng cao kiến thức, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó, nhà giáo là nòng cốt chiếm vai trò quan trọng trong ngành giáo dục.
    Chính vì vậy, trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có những bước đổi mới toàn diện về phương pháp dạy và học trong các nhà trường, nhưng kết quả vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển kinh tế xã hội. Trong tất cả các môn học, thì môn Toán là một trong những môn quan trọng nhất, nó là nền tảng để phát triển năng lực trí tuệ học sinh, là chìa khoá mở tất cả cánh cửa bí ẩn của thế giới khoa hoc. Do vậy, đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đòi hỏi phải nắm bắt kiến thức một cách khoa học, phải hiểu rõ tầm quan trọng của môn học này, nhất là phân môn hình học, nó liên quan và ứng dụng rất nhiều trong thực tế, nên học sinh phải có tính cẩn thận, kiên nhẫn , sáng tạo trong các khâu định hướng một bài toán. Trong đó, bài toán dựng hình là một trong những bài toán kho, quan trọng hơn hết là khâu dựng hình, nó quyết định khởi đầu một bài toán có giải được hay không, vẽ hình không chuẩn xác, học sinh khó định hướng để làm các bước tiếp theo, không có kiến thức vẽ hình thì bài toán trở nên bế tắc. Trong các bài toán dựng hình, các kiến thức được liên quan chặt chẽ với nhau, từ đơn giản đến phức tạp, nên khi gặp các bài toán dựng hình, hầu như các em không làm được vì kiến thức còn mù mờ, dẫn đến chất lượng của học sinh bị còn hạn chế. Từ đó mà các em thường bỏ bê không đào sâu nghiên cứu.
    Tôi tự nghĩ phải làm gì để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học? Qua nhiều năm giảng dạy, tôi đã tìm ra nguyên nhân của việc chán nản của học sinh khi gặp phải bài toán dạng này là do các em chưa nắm được các kiến thức cơ bản của phép dựng hình và các bài toán dựng hình cơ bản, nên tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm để giải bài toán dựng hình. Vẽ hình cần sử dụng nhiều dụng cụ như: Thước thẳng, thước đo góc, eke, compa v. v . nhưng vẽ hình chỉ cần 02 dụng cụ là thước thẳng và compa gọi là bài toán dựng hình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...