Tiểu Luận Một số kinh nghiệm về dạy tập đọc lớp 2

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1 Cơ sở ký luận
    Trong chương trình tiểu học môn Tiếng Việt giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là môn học có chức năng “kép”(vừa là môn công cụ, vừa là môn khoa học). Tiếng Việt là môn chiếm thời lượng lớn nhất 10/22 tiết. Riêng phân môn tập đọc lại chiếm 3/10 tiết. Các bài tập đọc trong sách giáo khoa là nguồn ngữ liệu sinh động giúp học sinh tiếp xúc với vẻ đẹp Tiếng Việt trong hàng trăm tình huống giao tiếp khác nhau, từ đó học sinh được học và cách biết dùng Tiếng Việt chính xác tinh tế – biểu cảm. Đây là các bài học tươi nguyên sự sống góp phần rèn luyện sự lĩnh hội và sử dụng Tiếng Việt cho các em. Chương trình Tiểu học đã xác định mục tiêu số 1 của môn Tiếng Việt là: “Hình thành và phát triển ở các em kỹ năng sử dụng Tiếng Việt với những yêu cầu cụ thể về trình độ đọc, viết, nghe ở từng lớp và toàn cấp học. Nhiệm vụ chủ yếu của phân môn Tập đọc là rèn cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe, nói. Thông qua phân môn Tập đọc mà trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn học văn và phát triển tư duy, mở rộng vốn hiểu biết của học sinh về cuộc sống. Bồi dưỡng tư tưởng tình cảm trong sáng, yêu cái đẹp, cái thiện, có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống, yêu tiếng Việt. Bên cạnh đó theo quan điểm tích hợp các bài tập đọc còn có nhiệm vụ cung cấp ngữ liệu để hình thành và phát triển kỹ năng khác được quy định trong chương trình. Các bài tập đọc đã trở thành nguyên liệu để các phân môn khác như: Tập làm văn – Kể chuyện – Luyện từ và câu khai thác. Chính vì vậy việc dạy phân môn Tập đọc chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó làm nòng cốt xuyên suốt toàn bộ chương trình Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng.
    Sách giáo khoa vừa đạt yêu cầu về nội dung vừa được trình bày theo hướng giao tiếp và hoạt động là điều kiện mở đường định hướng cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, học sinh có cơ hội tham gia hoạt động một cách chủ động tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng một cách chắc chắn. Chính trong quá trình giáo tiếp và hoạt động nhân cách học sinh được hình thành và phát triển mới thực sự chuyển được cái biết thành cái làm trong thực tế đời sống của các em. Đó chính là kỹ năng sống. Khi đã có kỹ năng sống các em có thái độ sống tích cực, tự tin, tự trọng trong giao tiếp xã hội, luôn tự khám phá và cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
    Muốn thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của môn Tập đọc đòi hỏi mỗi một giáo viên phải xem đổi mới phương pháp là nhiệm vụ trọng tâm trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học cũng cố nghĩa là đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Quy trình và biện pháp dạy học được trình bày cụ thể trong sách giáo viên đã thực sự giúp giáo viên tổ chức tổ chức giảng dạy một cách linh hoạt. Ngay từ khi tiếp thu chương trình thay sách bản thân tôi đã xác định được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, đã thấy được tính ưu việt của chương trình, sgk, sgv. Tuy nhiên, càng trực tiếp giảng dạy tôi như càng bị cuốn hút bởi sự say sưa

    học tập của học sinh. Sự tiến bộ của học sinh càng thôi thúc tôi quyết tâm
    tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Đây chính là lí do khiến tôi chọn đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...