Tiểu Luận Một số kinh nghiệm về các trò chơi ngôn ngữ giúp kiểm tra,củng cố từ vựng, ngữ pháp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I- CƠ SỞ LÝ LUẬN:

    Trong thề kỉ 21 với xu thế hội nhập cùng với chính sách mở cửa thì tiếng anh là một thứ tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp , học tập và nghiên cứu.
    Hiện nay việc học tiếng anh được phổ biến rộng rãi khắp nơi. Nhưng làm thế nào để học tốt tiếng anh. Về cơ bản mục tiêu dạy học ngoại ngữ nói chung và môn tiếng anh nói riêng có sự thay đổi. Chương trình và sách giáo khoa trung học cơ sở với mục đích là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về tiếng anh thực hành hiện đại, có kỷ năng sử dụng tiếng anh như một công cụ giao tiếp , đồng thời hình thành các kỹ năng và phát triển tư duy.
    Trong quá trình học ngoại ngữ thì từ vựng là phần quan trọng nhất- nó là những viên gạch xây nên ngôi nhà của ngôn ngữ. Làm thế nào để nhớ và sử dụng từ tiếng anh mà mình đã học được luôn là câu hỏi thường xuất hiện đối với người học, và là một sự lao động mệt nhọc của người học.
    Ơ cấp THCS từ lớp 6-7 học sinh đã phải nắm bắt và sử dụng một khối lượng từ vựng khá lớn.Để giúp hs có thể nhớ và sử dụng từ vựng tốt các giáo viên đã áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra như: Rubout and remember , ordering, matching, jumbled words, wordsquare, gapfill, subsituation, what and where,
    Các loại hình kiểm tra khá phổ biến, phù hợp và có hiệu quả . Song làm thế nào để hs có thể tham gia được nhiều hơn, tránh sự lặp lại nhàm chán, người giáo viên phải thay đổi cách kiểm tra thường xuyên tạo cho hs có hứng thú hơn trong giờ học các em vừa có thể chơi , vừa có thể khắc sâu những từ vựng và cấu trúc mà các em vừa học.
    Chính vì những lí do trên mà tôi đã tìm tòi học hỏi và thực hành các trò chơi ngôn ngữ nhằm giúp hs cảm thấy thoải mái , tự tin hơn trong giờ học. Đặc biệt cả ba đối tượng đều có thể tham gia một cách hào hứng
    II- Cơ sỡ thực tiễn :
    Mong muốn thì quá lớn nhưng do kiến thức, phương pháp cũng như kinh nghiệm còn nhiều hạn chế cũng như việc thực hiện còn quá ít (giới hạn ở lớp 6-7), chắc chắn bài nghiên cứu này còn có nhiều sai sót cần được bổ cứu .Nội dung của đề tài chỉ đề cập đến các bước thực hiện của mỗi trò chơi và kết quả đạt được .
    Vì vậy , tôi luôn mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu này đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...