Tiểu Luận Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở Ngữ văn 8

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
    MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY VĂN BẢN NHẬT DỤNG
    Ở NGỮ VĂN 8
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
    1. Cơ sở lý luận
    Trong hệ thống chương trình giáo dục, môn Ngữ văn có một vị trí hết sức quan trọng. Trước hết, Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học công cụ, góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn ngày càng cao. Đồng thời góp phần xây dựng nhân cách cho học sinh, những công dân trẻ có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bạn bè, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, sự căm ghét cái ác, cái xấu. Môn Ngữ văn cũng giúp cho học sinh biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực thực hành và sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Nói như Maxim Gorki: “Văn học là nhân học”.
    Để đạt được mục tiêu giáo dục nêu trên, chương trình, phương pháp giảng dạy và bộ sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới đã kịp thời đáp ứng một cách căn bản. Từ năm học 2002-2003, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã cho thực hiện chương trình thay sách giáo khoa trên cả nước. Bên cạnh những hướng cải tiến chung như giảm tải, tăng thực hành, gắn với đời sống, thì nét nổi bật nhất của chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn là hướng tích hợp. Biểu hiện rõ nhất của hướng tích hợp chính là việc sát nhập ba phân môn: Văn- Tiếng Việt- Tập làm văn vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Ngoài ra, trong chương trình mới, các nhà soạn sách đã đưa vào nhiều bài, nhiều thuật ngữ mới mà trong chương trình cũ, giáo viên và học sinh chưa được làm quen; hoặc nhiều khái niệm có phần khác với cách nhìn xưa nay. Điều đó đã làm phong phú thêm và cập nhật hóa hệ thống kiến thức cho cả người dạy và người học.
    Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp, theo hướng đồng tâm. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến.
    Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng, quyền trẻ em . Những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn.
    Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi muốn đưa ra một số ý kiến để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng ở Ngữ văn 8.
    2. Cơ sở thực tiễn.
    Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng. Vì thế mà chất lượng học văn ngày càng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh,Tin học, âm nhạc vì vậy đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học sôi nỗi thu hút học sinh thích học văn. Điều này yêu cầu người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức.
    Chương trình SGK THCS nói chung và SGK Ngữ văn 8 nói riêng đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản Nhật dụng. Văn bản này chiếm số luợng không nhiều nhưng PPDH văn bản nhật dụng còn hạn chế. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao.
    Bản thân tôi đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn 8 tôi nhận thấy mình còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng.
    Chính vì những lý do trên, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến :“ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở Ngữ văn 8” để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và giúp học sinh yêu thích học văn.
    II. MỤC ĐÍCH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
    Đưa ra hướng giải quyết một số kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu Ngữ văn 8 hiện nay.
    III. Thời gian-địa điểm:
    1. Thời gian: Bắt đầu tháng 9/2009
    Hoàn thành tháng 4/2010
    2. Địa điểm: Lớp 8A, 8B Trường THCS Lao Bảo.
    IV. Những đóng góp về mặt lý luận, về mặt thực tiễn:
    - Về lí luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản Nhật dụng ở lớp 8.
    -Về thực tiễn: Ngoài ra nó có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy văn bản Nhật dụng.
    V. PHƯƠNG PHÁP.
    Để nghiên cứu sáng kiến này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:
    - Phương pháp quan sát: Hình thức chủ yếu của phương pháp là dự giờ đồng nghiệp từ đó tôi có thể phát hiện ra những ưu nhược điểm trong bài dạy của các đồng nghiệp .
    - Phương pháp so sánh: Với phương pháp này tôi có thể phân loại, đối chiếu kết quả nghiên cứu.
    - Ngoài ra tôi còn sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, tìm hiểu thông tin ở trên các phương tiện thông tin đại chúng, thăm dò ý kiến của học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...