Tiểu Luận Một số kinh nghiệm trong công tác phổ cập giáo dục thông qua con đường xã hội hóa giáo dục tại xã kh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI.
    Đất nước đang trong giai đoạn phát triển phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đạt được kết quả PCGD. Công tác phổ cập giáo dục hiện là mục tiêu quốc gia được tập trung từ trung ương đến tận cơ sở.
    II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    - Xã hội hóa giáo dục là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động giáo dục. Là cộng đồng trách nhiệm của Đảng bộ, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân làm kinh tế, các doanh nghiệp đóng tại địa phương, trong và ngoài nước. Chủ trương này được duy trì thực hiện liên tục trong nhiều năm. Công tác xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa trong giáo dục đặc biệt là góp phần to lớn vào kết quả phổ cập giáo dục tại địa phương là một nhiệm vụ quan trọng đối với việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
    -Xuất phát từ nhận thức về nghị quyết của Đảng, Nhà nước đặt lên hành đầu, mục tiêu phổ cập giáo dục và thực tế địa phương. Bản thân nhận thấy cần nghiên cứu kinh nghiệm về công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần phục vụ thiết thực cho công tác giáo dục tại địa phương. Đây chính là lý do tôi chọn đề tài Một số kinh nghiệm trong công tác phổ cập giáo dục thông qua con đường xã hội hóa tại xã Khánh Thạnh Tân”
    III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    - Nghiên cứu qui trình và giả pháp thực hiện hoàn thành công tác xã hội hóa giáo dục tại xã Khánh Thạnh Tân. Tổng kết lại những kinh nghiệm thực hiện việc huy động cộng đồng tham gia vào sự nghiệp giáo dục tại địa phương, góp phần hoàn thành công tác phổ cập giáo dục xã nhà.
    IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    - Từ trạng giáo dục ở địa phương, từ những nhiệm vụ của công tác phổ cập giáo dục. tôi nghiên cứu đề tài kinh nghiệm nhằm đạt được mục đích và hiệu quả trong công tác phổ cập giáo ở địa phương mình đồng thời trang bị cho mình vốn kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp quản lý công tác phổ cập giáo dục, góp phần vào việc nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực phục vụ vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
    V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    Nếu xác định được công tác xã hội hóa giáo dục góp phần hoàn thành kết quả phổ cập giáo dục. Từ đó đề xuất các giải pháp và có kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục hợp lí ở xã Khánh Thạnh Tân, góp phần cùng toàn ngành giáo dục hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...