A. ĐẶT VẤN ĐỀ I . LỜI NÓI ĐẦU : Đất nước ta đang trên đà phát trển và đổi mới từng ngày trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, văn hoá , khoa học kĩ thuật . Để hội nhập với xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã vạch raphương hướng chiến lược : Giáo dục& đào tạolà quốc sách hàng đầu , là động lực phát triển kinh tế- xã hội ( Văn kiện hội nghị lần thứ IV BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá VIII tháng 12/ 1998). Thực hiện chủ trương đúng đắn đó , Bộ Giáo dục & Đào tạo đã và đang phát triển đổi mới đồng bộ giáo dục và đào tạo trong đó có đổi mới chương trình dạy học các cấp nóichung, chương trình tiểu học nói riêng. Chương trình tiểu học mới nhằm kế thừavà phát triển khắc phục những tồn tại của chương trình cũ, chương trình mới đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương pháp dạy học kèm theo dự thảo nay là bộ thay sách giáo khoa mới được ra đời trong đó có môn Tự nhiên và Xã hội . Môn tự nhiên và xã hội có một vị trí rất quan trọng, nó là một môn học gần gũi vối các em học sinh. Học xong môn học này học sinh sẽ có một kiến thức cơ bản về con người và sức khoẻ, những hiện tượng cơ đơn giản trong tự nhiên và xã hội bước đầu biết tự chăm sóc bản thân và cộng đồng, có ý thức giữ gìn vệ sinh , yêu thiên nhiên , gia đình dòng họ . Học tốt môn tự nhiên và xã hội sẽ giúp các em học tốt các môn học khác . Như vây, muốn học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã hội thì trước tiên giáo viên phải dạy tốt , người giáo viên ngoài kiến thức tự nhiên và xã hội phải luôn tìm hiểu , nghiên cứu cập nhật chương trình mới để trang bị cho mình vốn kiến thức dạy học mới nhằm đạt được mục tiêu chương trình mới đề ra . Mặt khác, môn Tự nhiên và Xã hội là môn học mà đồ dùng dạy học được sử dụng nhiều nhất : Đồ dùng có trong thiết bị dạy học, tranh ảnh trong sách giáo khoa , mẫu vật giáo viên sưu tầm được , mẫu vật học sinh chuẩn bị được . Làm thế nào mà trong một tiết mà giáo viên sử dụng hợp lí đồ dùng dạy học để thực hiện tốt nội dung bài học . Các lệnh cho học sinh thực hiện trên đồ dùng như thế nào ? phối hợp giữa tranh ảnh và vật thật ra sao để học sinh học tốt môn Tự nhiên và Xã Hội? Xuất phát từ lí do trên nên tôi chọn đề tài : “ Một số kinh nghiệm sử dụng TBDH để dạy học môn TN&XH lớp 1,2,3.” II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1) THỰC TRẠNG: Như chúng ta đã biết . Khi dạy môn tự nhiên và Xã hội , giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau như : Hỏi đáp , thảo luận nhóm , trò chơi , quan sát , đóng vai , thực hành . Trong các phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội thì phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng , chủ đạo nhất trong quá trình dạy học . Trong môn Tự nhiên và Xã hội học sinh quan sát chủ yếu là để nhận biết đặc điểm bên ngoài của cơ thể của một số cây xanh , một số động vật hoặc nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên và trong cuộc sống hàng ngày . Đối tượng quan sát là các sự kiện , hiện tượng hoặc các vật thật , tranh ảnh , mô hình , sơ đồ diễn tả các sự vật hiện tượng đó . Đấy chính là : đồ dùng dạy học . Đồ dùng dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc dạy học nói chung và môn TN-XH nói riêng .Thông qua ĐDDH giúp học sinh: - Thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng một cách sinh động, đầy đủ chính xác. Qua đó giúp các em hình thành biểu tượng một cách rõ nét. - Giúp học sinh nắm kiến thức mới, dễ hiểu bài, nhớ lâu kiến thức bài học. - Phù hợp với tâm lí học sinh tiểu học giai đoạn 1,2,3. Đó là tư duy trực quan cụ thể còn chiếm ưu thế. ĐDDH gây hứng thú cho học sinh trong học tập, phát triển tư duy đặc biệt là tư duy phân tích tổng hợp khái quát đối chiếu các sự vật hiện tượng. - Giúp GV trình bày bài giảng một cách đầy đủ, chính xác, sinh động, hấp dẫn qua đó nâng cao hiệu quả bài dạy. - Theo nhà nghiên cứu khoa học cho thấy: + Nếu giáo viên không sử dụng ĐDDH. Mà chỉ bằng lời giảng thì kiến thức chỉ lưu lại trong học sinh 30% trong thời gian 3 ngày. + Nếu có hình ảnh + Đồ dùng dạy học + Lời giảng của GV thì 70% kiến thức được lưu lại trong học sinh. + Nếu có hình ảnh + Đồ dùng dạy học + hoạt động của học sinh trên đồ dùng đó thì 90% kiến thức được lưu lại trong học sinh. Mặt khác: Qua thực tiễn dạy học cho biết nếugiáo viên biết cách hướng cho học sinh sử dụng tốt đồ dùng dạy học để tìm ra kiến thức mới thì tiết học diễn ra nhẹ nhàng hơn - Tự nhiên hiệu quả hơn.