Tiểu Luận Một số kinh nghiệm sáng tác đề toán ở tiểu học

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

    Môn Toán là một môn học chiếm vị trí quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình các môn học bậc Tiểu học. Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có ứng dụng nhiều trong thực tế đời sống, là hành trang không thể thiếu được để học sinh học tốt các môn học khác và học các lớp trên. Môn Toán giúp học sinh nhận biết các quan hệ về số lượng, đại lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận và phương pháp giải quyết vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo và đóng góp vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết của người lao động như: cần cù, cẩn thận, có ý chí vượt khó, làm việc có kế hoạch, có nề nếp và tác phong khoa học.


    Xuất phát từ vị trí quan trọng của môn Toán, yêu cầu đặt ra cho mỗi người giáo viên là không ngừng nghiên cứu đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đích cuối cùng là nâng cao chất lượng môn Toán ở lớp mình phụ trách nói riêng, môn Toán ở bậc Tiểu học nói chung.


    Dạy Toán ở Tiểu học bao gồm việc hình thành kiến thức, kĩ năng mới (dạng bài mới), luyện tập kiến thức, kĩ năng đã học (dạng bài luyện tập), và kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh (dạng bài kiểm tra). Trong các dạng bài trên, một yếu tố không thể thiếu, nó được sử dụng xuyên suốt trong quá trình day học môn Toán, nó làm điểm tựa để triển khai quá trình dạy học đó là các bài toán. Các bài Toán trong sách giáo khoa (SGK) toán Tiểu học nói chung đã được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, phù hợp với trình độ kiến thức và năng lực của học sinh, đã phản ánh được thực tiễn sản xuất, đời sống và hợp với tâm lí của các em. Tuy vậy, khi giảng dạy giáo viên cũng phải nghiên cứu rõ vị trí, tác dụng của mỗi bài toán trong mỗi bài học, trong mỗi phần của chương trình để vận dụng giảng dạy cho hợp lí. Mặt khác, mỗi trường, mỗi lớp, mỗi địa phương có đặc điểm riêng, có hoàn cảnh riêng nên phải sử dụng các bài toán đó một cách sáng tạo. Ngoài ra, cần phải phát triển thêm những bài toán khác để làm cho chất lượng giáo dục và giáo dưỡng của các bài toán được cao hơn, nội dung các bài toán phong phú hơn. Trong các tiết luyện toán nếu không tự soạn được các bài toán thì người dạy phải lệ thuộc hoàn toàn các tài liệu sẵn có, biến tiết học trở nên nhàm chán, không bổ túc được cho các em những kiến thức chưa nắm vững, nhưng kĩ năng chưa đạt trong các tiết chính khóa.


    Ta có thể khẳng định rằng: Nếu chỉ sử dụng đề toán trong SGK thì chưa thể dạy tốt được. Người giáo viên giỏi cần phải tự soạn các đề toán để ứng phó với các tình huống giảng dạy nhằm kích thích hứng thú học Toán cho các em.


    Hiện nay, với mặt lợi thế của công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lí giáo dục, các nhà trường, các cấp quản lí giáo dục đang đẩy mạnh việc xây dựng ngân hàng đề thi định kì, đề khảo sát chất lượng học sinh giỏi, đề kiểm tra học sinh yếu và từng bước hoàn chỉnh kho tư liệu giáo dục dùng chung trên các website. Để có các đề thi, các đề kiểm tra, các bài toán có chất lượng, hữu ích cho mọi người thì không có con đường nào khác là mỗi chúng ta phải nắm vững các phương pháp phát triển bài toán mới và tự soạn được các đề toán. Tự soạn, tự sáng tạo ra đề toán mới là một trong những kĩ năng nghề nghiệp không thể thiếu của mỗi thầy giáo, cô giáo Tiểu học

    Thực trạng hiện nay, nhìn chung giáo viên khi dạy các môn học nói chung và môn Toán nói riêng đều cho rằng: SGK là pháp lệnh. Vì vậy, khi dạy đều trung thành, chung thủy với SGK và tài liệu tham khảo về cả dữ liệu, số liệu và ngôn ngữ các bài toán. Bên cạnh đó, có một bộ phận giáo viên còn có suy nghĩ hơi lệch lạc: Việc tự soạn đề toán là việc quá khó khăn, phức tạp và không cần thiết. Việc này chỉ dành cho các nhà biên soạn sách, các nhà xây dựng chương trình, các nhà quản lí chuyên môn . còn mình chỉ là giáo viên bình thường thì không cần thiết và không thể làm được. Không chỉ thế, một số giáo viên chưa tâm huyết với nghề, lười suy nghĩ và có thói quen ỷ lại nên trong quá trình giảng dạy lệ thuộc hẵn vào hệ thống bài tập SGK. Khi có yêu cầu soạn các đề Toán hoặc có nhu cầu sử dụng đề Toán thì hầu hết giáo viên đều sao chép từ các tài liệu hoặc download từ các Website. Điều này, gây ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao chất lượng môn Toán, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn.

    Nhận thấy vai trò và ý nghĩa to lớn của việc phát triển bài toán mới đối với nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở bậc Tiểu học và những vướng mắc, e ngại của một số đồng nghiệp trong việc phát triển các bài toán, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm phát triển bài toán mới từ những bài toán quen thuộc mà tôi đã áp dụng và mang lại kết quả tốt trong những năm qua để các bạn đồng nghiệp và những người cùng quan tâm tham khảo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...