Tiểu Luận Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc -hiểu cho học sinh lớp 4

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm :
    Trong dạy học môn tập đọc ở tiểu học, việc rèn đọc hiểu chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Việc đọc hiểu được sử dụng để tìm hiểu nội dung bài học. Rèn đọc hiểu giúp việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh, từ đó các em tự chiếm lĩnh kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó theo năng lực bản thân.
    Ta nhận thấy rằng, việc đọc hiểu ở tiểu học có nhiều phương pháp (cách dạy) khác nhau, phương pháp nào cũng mang tính đặc trưng riêng của phương pháp đó, sao cho có tính khoa học, tính logic . Nhưng qua thực tế giảng dạy, việc rèn kĩ năng đọc hiểu thì một số giáo viên còn chưa hiểu được một cách sâu sắc yêu cầu đặc trưng của môn học.
    Trong sự phát triển chung của giáo dục, có sự thay đổi cải tiến của môn Tiếng Việt nói chung và môn Tập đọc nói riêng về cả nội dung cũng như phương pháp dạy học. Mục tiêu của môn học theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với tâm sinh lý đang phát triển của học sinh tiểu học. Tuy vậy vẫn còn không ít nhưng hạn chế vướng mắc trong quá trình dạy và học. Một trong những vẫn đề tôi quan tâm trong giảng dạy đó là: Đọc- hiểu của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng.
    Xuất phát từ thực tiễn dạy học môn Tập đọc lớp 4 tôi tiến hành nghiên cứu việc “Rèn kĩ năng đọc- hiểu cho học sinh lớp 4 trong giờ Tập đọc”.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số biện pháp giúp học sinh có kĩ năng đọc – hiểu nội dung bài trong phân môn Tập đọc, lớp 4 Trường Tiểu học Yên Đổ 2 , xã Yên Đổ , huyện Phú Lương ,tỉnh Thái Nguyên.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    3.1 Đối tượng: Những biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 4.
    3.2 Khách thể nghiên cứu: Học sinh líp 4A Trường Tiểu học Yên Đổ 2 ,xã Yên Đổ , huyện Phú Lương , tỉnh Thái Nguyên.
    3.3 Giả thuyết khoa học:
    Nếu đề tài hoàn thiện và được đưa vào sử dụng thì giúp học sinh lớp 4 có kỹ năng đọc- hiểu văn bản tốt hơn.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
    - Tìm hiểu thực trạng và đưa ra những biện pháp thiết thực rèn kỹ năng đọc -hiểu
    cho học sinh dân tộc thiểu số.
    5. Các phương pháp nghiên cứu:
    5.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận.
    5.2 Các phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    5.3 Các phương pháp thống kê toán học.
    6. Đóng góp mi v đề tài:
    Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này đã tiến hành trong thời gian dài, được bản thân rút kinh nghiệm qua quá trình giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc Những kết quả giảng dạy được bản thân thường xuyên cập nhật để so sánh, rút kinh nhiệm vào từng thời điểm trong năm học và so sánh kết quả với những năm học trước. Từ đó đề ra những biện pháp để giảng dạy đạt kết quả cao hơn.
    Trên thực tế chắc chắn đã có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề này . Nhưng trên thực tế xã hội càng phát triển kéo theo sự đổi mới về phương pháp giáo dục học sinh. Hơn nữa ở cùng một đề tài nhưng mỗi người nghiên cứu ở hoàn cảnh khác nhau , đối tượng nghiên cứu khác nhau nên cũng có những sáng kiến khác nhau .Tôi nghiên cứu đề tài này dựa trên những yêu cầu mới về dạy và học mới hiện nay với mong muốn sẽ đóng góp một phần kinh nghiệm nhỏ của tôi với sự phát triển của ngành giáo dục trong thời đại ngày nay.
    7.Kế hoạch nghiên cứu:
    - Tháng 9 : điều tra khảo sát tình hình thực tế lớp chủ nhiệm.
    - Tháng 10 tìm hiểu nội dung chính của đề tài
    - Tháng 11 : Tìm hiểu số liệu thống kê và lập đề cương đề tài.
    - Tháng 12 : đến tháng 4 : Nghiên cứu áp dụng các biện pháp vào thực tiễn và rút ra bài học kinh nghệm
    - Tháng 5 : Ghi chép hoàn thiện đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...