Chuyên Đề Một số kinh nghiệm nhỏ để rèn kỹ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua thơ trữ tình hiện đại ở

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: RẩN KĨ NĂNG CẢM THỤ THƠ VĂN CHO HỌC SINH THễNG QUA BÀI DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU THƠ TRỮ TèNH HIỆN ĐẠI Ở LỚP 9
    A.ĐẶT VẤN ĐỀ
    I. LỜI MỞ ĐẦU:
    Con người ta sống một cuộc sống gọi là đầy đủ với hai điều kiện: đầy đủ về vật chất và đầy đủ về tinh thần. Chỉ nói riêng về cuộc sống tinh thần cũng thật đa dạng và phong phú. Biểu hiện của sự đa dạng, phong phú ấy là: được yêu thương, biết yêu thương; được ước mơ, được thưởng thức cái hay cái đẹp của cuộc đời; được thưởng thức và được cống hiến. Và một trong những điều mang lại cho con người niềm vui trong cuộc sống là biết thưởng thức những cái hay, cái đẹp, ý nghĩa cuộc đời qua những áng thơ văn, dù sau này con người ấy có theo nghề nào đi chăng nữa. Vì ở các tác phẩm văn chương, cuộc sống đã được kết tinh thành cái đẹp qua tài năng, tình cảm, tâm huyết của người sáng tạo tác phẩm rồi.
    Là loại hình tác phẩm được cấu trúc bởi một kiểu ngôn ngữ đặc biệt, khác hẳn ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ văn xuôi, để bộc lộ ý thức tình cảm con người một cách trực tiếp; là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, là sản phẩm của những rung động đột xuất, độc đáo - thơ trữ tình đến với người đọc tự nhiên mà nồng nàn, giản dị mà sâu sắc, dễ dàng mà khó quên, bất chợt để trường tồn, một chút xôn xao để rồi sâu lắng. Một cái nhìn, một ánh mắt, một tiếng gọi trong thơ ta gặp một lần để rồi cứ nhấp nháy mời gọi, ngân nga hoài trong ta mãi không thôi. Cái “tôi” trữ tình luôn cảm xúc thực sự, bộc lộ hẳn ra.Tiếng nói trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người. Quả thật nó là “Lời gửi của nghệ sĩ với cuộc đời”. Nói như cố nhà thơ Tố Hữu: “Thơ là tiếng nói của người nào đó đến với những người nào đó dựa trên cơ sở đồng ý, đồng tình. Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”.
    Tuy nhiên, có những bài thơ người ta đọc một lần rồi sau đó mãi mãi để trong quên lãng; có những bài thơ người ta đọc đi đọc lại mãi không muốn thôi. Hoặc lại cũng có bài thơ, người này đọc thấy hay, thấy xúc động, người khác lại chẳng thấy gì là thích thú. Đấy là do sức hấp dẫn từ bản thân tác phẩm và một điều quan trọng nữa là hứng thú và kĩ năng cảm nhận ở mỗi người khi đến với văn bản thơ. Năng lực cảm thụ của mỗi người không giống nhau, cũng không phải tự nhiên vốn sẵn có mà phải qua quá trình hình thành bồi dưỡng. Nhất là đối với các em học sinh. Với những học sinh lớp 9 - những học sinh sắp tốt nghiệp THCS - trước ngã rẽ đầu tiên của cuộc đời (các em có thể tiếp tục học lên hoặc bước sang một hướng khác của cuộc sống), để các em có thêm những nhận thức và tình cảm tốt đẹp với cuộc sống trong và sau tác phẩm văn chương, giúp các em tiếp tục nâng cao năng lực cảm thụ khi học văn học ở cấp THPT, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề: “Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua bài dạy - học đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình”. Với phạm vi rất hạn hẹp là các tiết dạy thơ hiện đại cho đối tượng là học sinh hai lớp 9B, 9C của trường THCS Xi Măng; quá trình tích luỹ kinh nghiệm còn rất ngắn. Song tôi hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để mình có thể góp một kinh nghiệm nhỏ vào quá trình dạy học ngữ văn của bản thân với những lớp học sinh tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...