Tiểu Luận Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    1. Lý do chọn đề tài 3
    2. Mục đích nghiên cứu 4
    3. Đối tượng nghiên cứu 4
    4. Giới hạn của đề tài 4
    5. Nhiệm vụ đề tài 4
    6. Phương pháp nghiên cứu 4
    7. Thời gian nghiên cứu 4
    Phần thứ hai: NỘI DUNG 6
    I. Cơ sở lí luận 6
    II. Cơ sở thực tiễn 7
    1. Về học sinh 7
    2. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học 8
    3. Về giáo viên 8
    4. Những hạn chế và khó khăn thường gặp của GV
    và HS khi dạy và học mạch kiến thức"Giải toán có lời văn" ở lớp 1
    III. Một số biện pháp thực hiện 9
    1. Nắm bắt nội dung chương trình 9
    2. Sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học 12
    3. Dạy "Giải toán có lời văn" ở lớp 1 13

    Phần thứ ba: KẾT LUẬN 22
    1. Ý nghĩa 22
    2. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện 23
    3. Kết luận 24
    4. Kiến nghị, đề xuất 24





    Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ
    1 – Lí do chọn đề tài
    Khoa học ngày các phát triển đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện mới đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Cấp bậc Tiểu học - bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thôngcũng góp phần vô cùng quan trọng hình thành tư duy nâng dần từ trực quan đến trừu tượng. Một trong những môn học quan trọng trong đó là môn Toán
    Môn toán là môn học "công cụ, cung cấp kiến thức, kĩ năng, phương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hoá phổ thông của con người lao động mới. Toán học là công cụ của khoa học kĩ thuật có nguồn gốc trong thực tiễn. Những kiến thức toán học phổ thông cơ bản sẽ giúp cho học sinh có cơ sở để học các môn khoa học, kĩ thuật. Cùng với kiến thức, môn toán trong nhà trường còn cung cấp cho học sinh những kĩ năng như: Kĩ năng tính (tính viết, tính nhẩm, tính bằng bàn tính .) ; Kĩ năng sư dụng các dụng cụ toán học (thước kẻ, compa), kĩ năng đọc, vẽ hình; Kĩ năng đo đạc (bằng dụng cụ), ước lượng (bằng mắt, bằng tay, bằng gang tay, bước chân .)
    Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản cho học sinh, môn toán còn giúp cho học sinh phương pháp suy luận, phương pháp lao động tốt, phương pháp tự học, phương pháp giải quyết các vấn đề, từ dó học sinh có phương pháp tự học và phát triển trí thông minh sáng tạo. Qua hoạt động học toán, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, phân biệt rõ ràng, đúng sai. Môn toán còn có tác dụng trau dồi cho học sinh óc thẩm mĩ: giúp các em thích học toán, thể hiện trong lợi ích của môn toán, trong hình thức trình bày.
    Nội dung môn toán ở tiểu học bao gồm nhiều chủ đề, kiến thức lớn như:
    - Số học.
    - Đo đại lượng thông dụng.
    - Một số yếu tố ban đầu về đại số.
    - Một số yếu tố hình học.
    - Giải toán có lời văn.
    Trong đó việc dạy học giải toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng những kiến thức về toán, được rèn luyện kĩ năng thực hành với những yêu cầu được thể hiện một cách đa dạng, phong phú. Nhờ việc dạy học giải toán mà học sinh có điều kiện rèn luyện và phát triển năng lực tư duy, rèn phương pháp suy luận và những phẩm chất của người lao động mới.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học giải toán ở tiểu học nhất là ở khối lớp 1- khối đầu cấp nên tôi chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 1" để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học mạch kiến thức giải toán có lời văn để HS có kĩ năng giải toán tốt hơn.
    3. Đối tượng nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...