Chuyên Đề Một số kinh nghiệm lãnh đạo của đảng bộ tỉnh quảng ngãi đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NGÃI ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
    1. Vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng sát hợp với thực tiễn ngành giáo dục - đào tạo của tỉnh
    Quan điểm và định hướng xây dựng phát triển GD-ĐT phải luôn luôn phù hợp và gắn bó chặt chẽ với mục đích, chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được xác định cụ thể trong từng thời gian theo đường lối chung của Đảng. Quá trình phát triển GD-ĐT là quá trình quán triệt một cách nhất quán về những quan điểm cơ bản của nền giáo dục theo đường lối đổi mới của Đảng, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của nền giáo dục Việt Nam và gắn bó với thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.
    Qua 10 năm phát triển GD-ĐT ở tỉnh Quảng Ngãi, là khoảng thời gian tuy ngắn nhưng đó là cả một quá trình nghiên cứu vận dụng và bổ sung đường lối, quan điểm phát triển GD-ĐT của Đảng vào điều kiện cụ thể ở địa phương. Đó là quá trình nhận thức, tổ chức thực hiện các Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII). Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và một số Chỉ thị, Nghị quyết khác có liên quan. Vì vậy, sự phát triển GD-ĐT của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua luôn đi đúng với đường lối giáo dục của Đảng và gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là bài học hàng đầu về sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với sự nghiệp “Trồng người”.
    Quan điểm nhất quán của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về lãnh đạo sự nghiệp GD-ĐT là luôn phấn đấu xây dựng và phát triển nền giáo dục một cách toàn diện; coi trọng giáo dục đạo đức nhân cách, lý tưởng, trí lực và thể lực; gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn. Giáo dục theo hướng cân đối giữa “Dạy người”, dạy chữ, dạy nghề, trong đó “Dạy người” là mục tiêu cao nhất. Đó là ước muốn lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, đồng thời phải phù hợp với truyền thống giáo dục của ông cha ta “Tiên học lễ, hậu học văn”. Phấn đấu xây dựng ở Quảng Ngãi một nền giáo dục tiên tiến có quy mô, trình độ và cơ cấu ngành nghề hợp lý, xứng đáng với mảnh đất có truyền thống hiếu học. Đó là “nền giáo dục thấm nhuần sâu sắc tính nhân dân, tính dân tộc và tính hiện đại” [48, tr.12]. Kết quả sau 10 năm Quảng Ngãi thực hiện đường lối đổi mới giáo dục, bước đầu đã đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ được kỹ năng nghề nghiệp, thực sự quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có chí tiến thủ, vươn lên về khoa học công nghệ, làm chủ tư liệu sản xuất.
    Những định hướng và quan điểm phát triển GD-ĐT của Đảng phải được quán triệt. Thực hiện và cụ thể hoá một cách đồng bộ, hài hòa ngang dọc theo 5 hệ thống: Đảng, Nhà nước, Mặt trận đoàn thể, xã hội và ngành GD-ĐT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng hệ thống với tinh thần “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân. Do đó các ngành, các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp này” [44, tr.404].
    Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là Đảng lãnh đạo bằng Nghị quyết, chủ trương và đường lối. Do vậy, tất cả quan điểm, chủ trương của Đảng phải được quán triệt sâu rộng trong cả 5 hệ thống nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong Đảng, giữa Đảng với Nhà nước, giữa cấp trên với cấp dưới; giữa Đảng với các đoàn thể; giữa quản lý nhà nước với quản lý ngành. Với những phương thức đó, chẳng những quan điểm, đường lối của Đảng được tổ chức thực hiện một cách chu đáo, toàn diện mà còn được kịp thời bổ sung hoàn thiện và phát triển phù hợp với thực tiễn. Vai trò của hệ thống tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại việc thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại cơ sở; đồng thời cấp cơ sở còn là nơi tổng kết thực tiễn, bổ sung lý luận làm cho đường lối của Đảng luôn sát với thực tế đời sống của các tầng lớp nhân dân.
    Vai trò của các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã- phường là thể chế hoá các quan điểm, nghị quyết lãnh đạo của từng tổ chức đảng. Tạo cơ sở thống nhất về pháp lý, bao gồm cả kế hoạch, mục tiêu cho từng thời kỳ cụ thể. Những chính sách, cơ chế bảo đảm điều kiện cho sự nghiệp GD-ĐT phát triển trên lĩnh vực đầu tư, xây dựng CSVC và quản lý.
    Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn. Vì vậy, Mặt trận là nơi tập lợp lực lượng để động viên, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy các phong trào cách mạng của quần chúng không ngừng phát triển, trong đó có phong trào XHHGD, thi đua “Dạy tốt, học tốt” . có vai trò to lớn trong việc tạo môi trường giáo dục lành mạnh và là nguồn lực dồi dào, bền vững cho sự nghiệp GD-ĐT phát triển cả quy mô và chất lượng.
    Hệ thống giáo dục gồm các cấp quản lý giáo dục đến các cấp cơ sở, trường lớp. Phải phát huy cao độ nội lực, tiềm năng là nhân tố quyết định đến chất lượng phát triển giáo dục; đồng thời phải gắn bó mật thiết với cộng đồng, xã hội để tranh thủ tối đa sự ủng hộ vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân, các cấp các ngành, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài địa phương cho giáo dục sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ đó nhaốm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...