Tiểu Luận Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển sức bền bậc trung học cơ sở

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    III/ Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:
    1. Mục đích:
    - Trong cuộc sống hằng ngày, trong mọi hoạt động của con người sức khẻo là một yếu tố quyết định. Tuy vậy, trong xã hội hiện nay tình trạng học sinh thiếu vận động và thừa chất dinh dưỡng ngày càng nhiều. Việc tập luyện thường xuyên liên tục đặc biệt là chạy bền sẽ giúp các em có một sức khỏe tốt.
    - Phát triển tố chất sức bền là một trong những nội dung cơ bản, nhằm chuẩn bị tốt thể lực, khả năng chịu đựng một lượng vận động lớn trong một thời gian dài cho học sinh. Tạo điều kiện cho các em tiếp thu, luyện tập các nội dung khác được dễ dàng hơn. Đây là một nội dung không thể thiếu được trong xã hội nói chung và trong các nhà trường nói riêng.
    - Huấn luyện phát triển tố chất sức bền là giúp cho học sinh chống lại mệt mỏi trong hoạt động TDTT. Sức bền có ý nghĩa đặt biệt đối với thành tích thi đấu của nhiều môn thể thao và là yếu tố quyết định đối với khả năng chịu đựng lượng vận động của học sinh trong các hoạt động học tập và lao động sau này.
    2. Yêu cầu:
    Phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là sức bền phần lớn phụ thuộc vào quá trình sinh học đảm bảo cho việc hoạt động lâu dài và ổn định của hệ thần kinh đối với các kích thích có cường độ lớn, là một trong những năng lực thể chất của học sinh, đây là điều kiện quan trọng để các em có thể giành được những thành tích cao trong học tập, tập luyện và thi đấu. Là tiền đề cho việc thực hiện những yêu cầu ngày càng khó khăn trong quá trình tập luyện sức bền được xác định trước hết thông qua quá trình thích ứng về mặt năng lượng, chúng phụ thuộc vào những nhân tố năng lực của các cơ quan, mức độ ổn định và tiết kiệm hóa năng lượng, sức chịu đựng về tâm lí. Ngoài ra, ý chí trong quá trình tập luyện cũng rất quan trọng để duy trì cường độ vận động, do đó cần kết hợp việc phát triển sức bền với việc rèn luyện ý chí cho học sinh.
    Xuất phát từ những thực tiễn đó, để giảng dạy và huấn luyện phát triển tố chất sức bền cho học sinh tôi mạnh dạn viết và vận dụng sáng kiến: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát triển sức bền bậc trung học cơ sở” nhằm góp phần phát triển tố chất thể lực nói chung và phát triển sức bền cho học sinh nói riêng.
     
Đang tải...