Tiểu Luận Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho học sinh khi dạy học môn ngữ văn 9 về cụm văn bản nhật dụng lớp

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ Nhận thức cũ và tình trạng cũ:

    Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của văn bản nhật dụng nói chung và văn bản nhật dụng ở lớp 9 nói riêng: (cụm ba bài: Phong cách Hồ Chí Minh; Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.) thì “Khái niệm về văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại cũng không phải kiểu văn bản mà nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản mà thôi”. Hơn nữa, đây là một loại văn bản mới được đưa vào học ở chương trình cải cách 4 năm rồi nhưng việc thi cử ít đề cập tới, kết quả HS học để cho biết, nên học thường chủ quan, lơi là đặc biệt đối với học sinh lớp 9 cuối cấp. Căn cứ vào tình hình hiện tại, việc học văn bản nhật dụng ở trường THCS nói riêng và tình trạng học ngữ văn nói chung. Xu thế học sinh không ham học, không thích học đặc biệt là cụm 3 bài văn bản nhật dụng ở lớp 9, phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận xã hội nên tính lí luận nhiều, khô khan giờ học thường căng thẳng, nặng nề mang tính áp đạt, luân lý vì thế học sinh khó nhận thức nội dung bài học, giáo viên dạy loại văn bản này rất nặng nề .

    Đối với người giáo viên, có trình độ, có năng lực, có phương pháp, có hướng dẫn sách giáo viên, tài liệu Chưa đủ mà cần phải luôn luôn tìm tòi qua phương pháp, qua thực tế, lịch sử, qua tin tức thời sự quốc tế, trong nước, tin cập nhật từng năm, hàng ngày Để từ đó áp dụng vào từng bài cụ thể qua cách giới thiệu bài (mở bài) cách liên hệ hợp lí ngay từng phần trong bài học để tạo và gây hứng thú cho học sinh khi học loại văn bản này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...