Luận Văn Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục môi trường trong trường Tiểu học hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục

    A Mở đầu

    1 Lý do chọn đề tài
    2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
    3 Phạm vi nghiên cứu và áp dụng
    B Nội dung
    I Thực trạng giáo dục môi trường
    II Những việc làm được trong công tác giáo dục môi trường của nhà trường
    III Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục môi trường ở trường tiểu học
    1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh
    2 Chỉ đạo các hình thức giáo dục môi trường
    3 Chỉ đạo giáo dục môi trường thông qua chỉ đạo dạy học các môn học
    4 Chỉ đạo giáo dục môi trường thông qua hoạt động giáo ngoài giờ lên lớp
    5 Chỉ đạo giáo dục môi trường bằng chương trình chuyên biệt
    6 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá
    IV Kết quả
    C Kết luận và khuyến nghị
    1 Bài học kinh nghiệm
    2 Khuyến nghị



    A - MỞ ĐẦU
    1, Lý do chọn đề tài
    Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
    Môi trường nó như cái nôi của sự sống muôn loài. Thế mà môi trường hiện nay đang bị phá huỷ nghiêm trọng. Cả thế giới loài người ở thế kỷ 21 này đang dóng lên hồi chuông khẩn thiết, yêu cầu hạn chế tác động phá hoại sự cân bằng sinh thái trong môi trường, chống những hành động làm ô nhiễm môi trường, góp phần tạo dựng cuộc sống bình yên, xanh, sạch, đẹp, không làm tổn hại đến bầu khí quyển.
    Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, môi trường là vấn đề đáng quan tâm vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến con người và chịu sự tác động vô cùng to lớn của con người đối với nó. Thực trạng hiện nay, loài người đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế, xã hội thì yếu tố tự nhiên đã bị con người đồng loạt tiến công và bị thoái hoá nghiêm trọng. Đó là sự gia tăng dân số, tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá không ngừng phát triển trở thành áp lực lớn lên môi trường. Con người xâm phạm đến môi trường tự nhiên, phá hoại hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường sống. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại. Nạn chặt phá rừng làm cạn kiệt nguồn nước, gây lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô, làm nhiều động vật quý bị tiêu diệt. Mưa A-xít ngày càng phổ biến làm phá huỷ hàng triệu sinh vật ở ao hồ và hàng nghìn hec-ta rừng bị chặt phá làm đất đai bạc màu, hoang hoá. Nguồn rác thải vô tận chưa có công nghệ xử lý, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến yếu tố môi sinh. Đời sống con người không đảm bảo những điều kiện tối thiểu. Việc khai thác tài nguyên khoáng sản không hợp lý cũng đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Rồi ô nhiễm môi trường do thiếu hiểu biết của con người về môi trường, cụ thể là việc sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp và thuốc bảo vệ thực vật, đem đến bao hiểm hoạ cho con người và sự sống.
    Trong tình hình đất nước đang đứng trước bao nguy cơ thách thức của các loại sức ép khác nhau, mà chủ yếu là do sự gia tăng dân số, sự mất cân bằng của môi trường sinh thái; sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên khoáng sản; sự ô nhiễm môi trường nước và không khí; mà nguyên nhân sâu sa là do chính con người gây nên.
    Giáo dục môi trường là công cụ nhằm thúc đẩy những thái độ tích cực đối với môi trường. Đồng thời cung cấp các kỹ năng giúp con người có thể phân tích để có quyết định sáng suốt về cách ứng sử của mình với môi trường. Vì vậy chức năng chỉ đạo cũng không ngoài mục đích giúp cho thế hệ tương lai nắm được cách sử dụng những công cụ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm hoạ môi trường, xoá nghèo đói, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn khéo trong việc sử dụng tài nguyên.
    Đề án giáo dục môi trường ở các trường học nước ta được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 17 tháng 10 năm 2001, nêu rõ “Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Đặc biệt ở bậc tiểu học, giáo dục môi trường được thực hiện ở cả hai loại hình: Trong và ngoài giờ lên lớp. Loại hình trong giờ lên lớp đang được chuyển hoá từ từ thành bắt buộc đối với các trường tiểu học . Nhờ đó nội dung môi trường đã được tích hợp trong chương trình các môn học như: Đạo đức, Thủ công ( Kĩ thuật ), Tự nhiên xã hội, Khoa, Lịch sử và địa lí, Tiếng Việt, .
    Năm học 2009 – 2010, trong nhiệm vụ năm học, Bộ giáo dục và đào tạo đã chính thức chỉ đạo tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học và đặc biệt trong môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học. Để làm sao hoàn thành tốt nhiệm vụ này đòi hỏi mỗi nhà trường cần có sự chỉ đạo đúng đắn và hợp lí, tránh các hiện tượng nhận thức sai, nhận thức thiếu gây áp lực, quá tải cho cả giáo viên và học sinh.
    Vấn đề môi trường hiện nay đã trở thành vấn đề của toàn cầu nhưng thực tế trong các nhà trường tiểu học vẫn chưa được quan tâm, trú trọng nhiều, chưa hiểu rõ ảnh hưởng của môi trường tới sức khoẻ cộng đồng; ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ; tới mọi mặt của sự phát triển, cũng như ảnh hưởng tới sự sống và tồn tại của xã hội loài người. Vì vậy mà vấn đề môi trường vẫn còn coi nhẹ và mờ nhạt.
    Từ việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng và tổng kết kinh nghiệm, vấn đề chỉ đạo đưa nội dung giáo dục môi trường vào nhà trường tiểu học ngày càng trở nên cấp thiết. Làm thế nào để mọi giáo viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng và tác dụng của môi trường đối với con người. Giáo dục cho các em kiến thức về môi trường cũng chính là giáo dục cho các em phát triển toàn diện. Nhất là ở lứa tuổi tiểu học, các em được cập nhật kiến thức về môi trường là rất phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi. Bảo vệ môi trường trong lành là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và biết bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
    Một thực tế nữa là kiến thức giáo dục môi trường phải đưa vào trong các hoạt động của nhà trường. Trong các môn học, cũng như các hoạt động ngoài giờ lên lớp, cần giáo dục thường xuyên, ở mọi nơi, mọi lúc, làm cho kiến thức giáo dục môi trường ăn sâu vào suy nghĩ của mỗi học sinh, thì các em mới có nhận thức đúng và đi đến hành động tự giác.
    Chỉ đạo cho giáo viên và học sinh, làm lực lượng nòng cốt, làm công tác tuyên truyền viên giỏi trong gia đình và ở cộng đồng dân cư về việc giáo dục môi trường. Bồi dưỡng kiến thức về môi trường và giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học các môn học trong nhà trường, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . Từ đó hình thành thói quen rèn kỹ năng bảo vệ môi trường, giữ vững sự cân bằng sinh thái. Trong mọi hoạt động dạy học và giáo dục, để đạt được chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục môi trường nói riêng, đáp ứng mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh, cần tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng mức, phù hợp và đây là khâu không thể thiếu trong quá trình chỉ đạo.
    Từ những lí do trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo dục môi trường trong trường tiểu học.
    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứ u thực trạng chỉ đạo giáo dục môi trường trong trường tiểu học trong huyện hiện nay.
    - Đề xuất một số biện pháp chỉ đạo giáo dục môi trường ở trường tiểu học.
    3. Phạm vi nghiên cứu và áp dụng
    - Công tác chỉ đạo giáo dục môi trường ở trường tiểu học hiện nay.
    - Kinh nghiệm có thể áp dụng trong quá trình chỉ đạo giáo dục môi trường ở các trường tiểu học hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...