Luận Văn Một số kiến nghị về xây dựng mô hình tập đoàn và cơ chế quản lý hoạt động ngân hàng trong tập đoàn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Chương 1: . . 3
    I. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật . . 3
    1. Zaibatsu (literally finacial cliques): . . 3
    1.1. “Zaibatsu” là gì?: . 3
    1.2. Những ảnh hưởng trong thời đương đại: . . 5
    2. Kinh nghiệm từ mô hình ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế của Nhật: . . 6
    2.1. Tính ưu việt của mô hình tập đoàn của Nhật: . . 7
    2.2. Những mặt hạn chế của mô hình tập đoàn của Nhật . 7
    II. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng trên thế giới: . . 8
    1. Đặc trưng chung của các mô hình tập đoàn tài chính trên thế giới: . 8
    2. Mô hình tập đoàn tài chính một số nước: . . 9
    III. Lịch sử và điều kiện hình thành TĐKT ở Việt Nam . . 11
    1. Tầm quan trọng của các Tổng công ty Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân: . . 12
    2. So sánh giữa mô hình Tập đoàn kinh doanh và mô hình Tổng công ty Việt
    Nam: 14
    3. Thực trạng tổ chức quản lý trong các Tổng công ty của Việt Nam: . . 16
    3.1. Thực trạng: . 16
    3.2. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại trong tổ chức quản lý của các Tổng
    công ty Việt Nam hiện nay: . . 18
    3.2.1. Nguyên nhân khách quan: . 18
    3.2.2. Nguyên nhân chủ quan: . 19
    IV. Đánh giá thực trạng ngân hàng Việt Nam: . . 20
    1.1. Thực trạng ngành ngân hàng từ trước tới nay . . 20
    1.2. Minh họa cho rủi ro tiềm ẩn thực tế . . 25
    Chương 2: . . 27
    I. Đánh giá hạn chế của tập đoàn hiện nay và ảnh hưởng của nó lên việc thành lập ngân
    hàng: . . 28
    1. Các hạn chế đến nay vẫn chưa khắc phục được và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của
    các tập đoàn hiện tại: . . 28
    1.1. Về tổ chức quản lý: . . 28
    1.2. Sự hình thành Tổng công ty theo phương pháp "cộng dồn"có kéo theo sự hình thành
    Tập đoàn theo phương pháp “cộng dồn”? . 29
    1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý chưa hoàn thiện . . 31
    1.4. Về quản lý hoạt dộng kinh doanh . . 32
    1.5. Sự minh bạch về sở hữu vốn trong các tập đoàn: . . 32
    2. Xu hướng cho phép các tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng hiện nay nên được chấp
    nhận hay không? . . 34
    2.1. Giả định 1: Không chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng . 34
    2.2. Giả định 2: Chấp nhận cho các tập đoàn thành lập ngân hàng riêng . . 35
    II. Một số kiến nghị về xây dựng mô hình tập đoàn và cơ chế quản lý hoạt động ngân hàng
    trong tập đoàn . . 37
    1. Mô hình tập đoàn đề xuất: . . 37
    1.1. Tổ chức quản lý: . 38
    1.1.1. Quyền quản lý tài sản và kinh doanh: . . 38
    1.1.2. Quyền phân chia lợi ích bên trong tập đoàn: . . 38
    1.2. Về báo cáo tài chính hợp nhất: . 39
    1.3. Cơ chế khuyến khích kết quả hoạt động . . 39
    1.4. Quan hệ giữa Chính phủ và tập đoàn: . . 40




    2
    1.5. Mối quan hệ trong các tập đoàn kinh tế và ngân hàng: . 40
    1.6. Nguồn nhân lực: . 43
    2. Mô hình đề xuất thành lập ngân hàng trong các tập đoàn kinh tế : . . 44
    Phụ lục
    Danh sách tài liệu tham khảo




    3
    Chương 1:
    Một Số Mô Hình
    Tập Đoàn Kinh Tế Trên Thế Giới
    I. Giới thiệu một số mô hình tập đoàn kinh tế ở Nhật
    Tóm tắt:
    Theo khoảng thời gian khôi phục của triều đại Meiji vào năm 1868, Chính phủ mới đã
    thúc đẩy một cách nhanh chóng tiến trình công nghiệp hóa. Mitsutis và Sumitomos, và những
    nhóm doanh nghiệp mới khác như Mitsubishi đang rất khát vốn, trong khi đó nguồn vốn của
    họ không có khả năng đáp ứng, vì vậy họ đã quay sang vay mượn từ thị trường vốn bên ngoài.
    Những nhóm công ty này đã thành lập một tập đoàn mới để gia tăng nguồn vốn tài trợ cho vài
    hoạt động mạo hiểm mới của mình và hình thành nên một tổ chức quản lý những nhóm công
    ty theo hình kim tự tháp. Ở ngọn của mỗi nhóm công ty này là một công ty liên doanh của
    những nhóm còn lại (sau này là một tập đoàn chính), là nhóm được xem như là một công ty
    mẹ nắm quyền kiểm soát một vài tập đoàn nhà nước. Những tập đoàn này đến lượt nó, mỗi tập
    đoàn này lại nắm quyền kiểm soát những tập đoàn nhà nước khác và mỗi tập đoàn khác này lại
    kiểm soát những công ty nhà nước khác nữa.
    Loại hình liên kết các công ty như vậy gọi là Zaibatsu. Loại hình này về sau đươc hiện đại
    hoá bởi người Đại Hàn thành các Chaebol và một vài nhóm các doanh nghiệp quản lý theo
    hình kim tự tháp tương tự như vậy nữa.
    1. Zaibatsu (literally finacial cliques):
    1.1. “Zaibatsu” là gì?:
    Thuật ngữ Zaibatsu để đề cập đến tất cả những tập đoàn ở Nhật trước thế chiến thứ hai.
    Tuy nhiên, không có một định nghĩa thống nhất rõ ràng nào cho thuật ngữ Zaibatsu. Trong




    4
    các tài liệu nghiên cứu, rất nhiều những định nghĩa và những đặc điểm riêng biệt của Zaibatsu
    được các nhà nghiên cứu nêu ra thảo luận.
    - Đầu tiên, Zaibatsu đã phát triển ở thời kì Taisho từ năm 1912-1926 sau thế chiến
    thứ nhất. Vì vậy điều này giải thích vì sao quan điểm ở Nhật về cơ bản cho rằng
    Zaibatsu là một thuật ngữ mang tính chính trị và thuật ngữ này đã được sử dụng
    như những khái niệm nói đến sự phân bố trong thu nhập và chế độ tư bản độc
    quyền đã được rất nhiều sự chú ý vào thời Taisho.
    - Thứ hai, Zaibatsu thường được hiểu với thế mạnh độc quyền vững chắc trong rất
    nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì ở lãnh vực công nghiệp.
    - Thứ ba, Zaibatsu thường được nghĩ đến cùng với ngân hàng thuộc sở hữu riêng
    đứng ra tài trợ tài chính cho nó.
    - Thứ tư, Zaibatsu là những nhóm các doanh nghiệp sở hữu những mảnh đất mênh
    mông, rộng lớn chứa một nguồn khoáng sản phong phú to lớn.
    - Thứ năm, một Zaibatsu đôi khi cũng được định nghĩa như một nhóm những công
    ty liên kết với một tổng công ty thương mại hay sogo-shosha, đóng vai trò quan
    trọng trong việc điều tiết những hoạt động.
    - Thứ sáu, thuật ngữ Zaibatsu hiện nay thỉnh thoảng được mở rộng ra mang ý nghĩa
    bao hàm cả những tập đoàn kiểm soát những nhóm công ty nhà nước trong những
    quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nói chung .
    - Cuối cùng, Zaibatsu với cấu trúc theo kiểu một kim tự tháp, một công ty mẹ thuộc
    tập đoàn hay một TCT nắm quyền kiểm soát toàn bộ tập hợp những chi nhánh
    thuộc sở hữu trực tiếp của công ty mẹ. Những chi nhánh này, sau đó sẽ nắm quyền
    kiểm soát những công ty khác và cứ thế tiếp tục. Tập đoàn thường có một nội quy
    đưa ra quyết định hoạt động để quyết định xem những công ty nào thuộc sở hữu
    trực tiếp hay gián tiếp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...