Tài liệu Một số kiến nghị về Kế toán Lợi thế thương mại.

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số kiến nghị về Kế toán Lợi thế thương mại.
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.

    BCTC : Báo cáo tài chính.
    CĐ : Cổ đông.
    CMKT : Chuẩn mực kế toán.
    CP : Chi phí.
    DN : Doanh nghiệp.
    HNKD : Hợp nhất kinh doanh.
    IFRS 3 : Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh quốc tế.
    KQKD : Kết quả kinh doanh.
    LTTM : Lợi thế thương mại.
    Thuế GTGT : Thuế giá trị gia tăng.
    TNDN : Thu nhập doanh nghiệp.
    TSCĐ : Tài sản cố định.
    VAS 11 : Chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh
    VAS 04 : Chuẩn mực kế toán tài sản cố định vô hình
    WTO : Tổ chức thương mại thế giới.












    LỜI MỞ ĐẦU.

    Trong tiến trình hội nhập WTO, chính phủ Việt Nam cam kết cải cách hệ thống kế toán và hoàn thiện một hệ thống Chuẩn Mực Kế Toán phù hợp với thông lệ Kế toán Quốc tế. Từ năm 2008 đến nay,chúng ta đã công bố 5 đợt với 26 chuẩn mực kế toán. Hệ thống CMKT Việt Nam ra đời đã tạo dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kinh tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận của Quốc tế đối với Việt Nam.
    Trong hai năm gần đây, với sự triển khai đáng kể của việc chuyển đổi cơ cấu các Tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con và mô hình tập đoàn Việt Nam, việc cho phép tăng tỷ lệ sở hữu của công ty nước ngoài cùng với những thay đổi hợp lý trong chính sách thuế đã góp phần đẩy nhanh quá trình mua bán, sáp nhập công ty cả về mặt số lượng và chất lượng tại Việt Nam. Bên cạnh đó là vấn đề quản lý tài sản vô hình như thương hiệu, bằng phát minh sáng chế trở thành vấn đề nổi trội trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì việc ra đời chuẩn mực hợp nhất kinh doanh và chuẩn mực tài sản cố định vô hình là vô cùng cần thiết. Song song đó, khái niệm Lợi thế thương mại ngày càng được đề cập thường xuyên như một phần tất yếu của báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy nhiên, trong luật thuế Việt Nam cũng như trong quan điểm của kế toán viên vấn đề này còn khá mới mẻ, chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể, tạo nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến lúng túng trong vận dụng thực hiện của các doanh nghiệp.
    Vì vậy, bài viết xin được trình bày cụ thể về Lợi thế thương mại tại Việt Nam hiện nay để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bài viết gồm ba phần :
    Phần I : Cơ sở lý luận chung về kế toán Lợi thế thương mại.
    Phần II : Thực trạng kế toán Lợi thế thương mại hiện nay.
    Phần III: Một số kiến nghị về Kế toán Lợi thế thương mại.
    Em xin chân thành cảm ơn cô Th.s Đặng Thuý Hằng đã tận tình hướng dẫn em thực hiệntốt đề tài này.
    PHẦN I.
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LỢI THẾ THƯƠNG MẠI.

    1.1.Những vấn đề chung về Lợi thế thương mại.
    1.1.1.Khái niệm, đặc điểm Lợi thế thương mại.
    1.1.1.1.Khái niệm
    Theo VAS 04 - Tài sản cố định (TSCĐ) vô hình thì Lợi thế thương mại (LTTM) là “Nguồn lực vô hình doanh nghiệp (DN) có được thông qua việc sáp nhập DN có tính chất mua lại được ghi nhận là LTTM vào ngày phát sinh nghiệp vụ mua” (đoạn 08).
    Theo VAS 11 - hợp nhất kinh doanh thì Lợi thế thương mại là những lợi ích kinh tế trong tương lai phát sinh từ các tài sản không xác định được và không ghi nhận được một cách riêng biệt
    1.1.1.2.Phân loại
    Lợi thế thương mại gồm hai loại là lợi thế thương mại ( Lợi thế thương mại dương) và Bất lợi thế thương mại ( Lợi thế thương mại âm).
    Lợi thế thương mại: là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định.
    Bất lợi thương mại: Trường hợp chi phí mua một doanh nghiệp nhỏ hơn phần mà doanh nghiệp sở hữu trong giá trị hợp lý thuần đã mua vào ngày diễn ra giao dịch trao đổi, thì phần chênh lệch này được ghi nhận là bất lợi thương mại.
    Bất lợi thương mại phát sinh có thể do các tài sản bị đánh giá quá cao, các khoản nợ phải trả được ghi nhận thấp hơn hoặc bị bỏ sót.
    1.1.3.Ghi nhận Lợi thế thương mại
    Trường hợp giá mua vượt quá phần sở hữu vủa công ty mua trong tài sản thuần của công ty bị mua thì phần chênh lệch này được coi là lợi thế thương mại và được ghi nhận như một tài sản.
    Lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua doanh nghiệp thể hiện khoản tiền mà doanh nghiệp mua phải trả cho các lợi ích kinh tế dự tính thu được trong tương lai. Các lợi thế trong tương lai có thể là kết quả của việc hợp nhất giữa các tài sản hoặc từ các tài sản riêng lẻ mà tự nó không đủ điều kiện được ghi nhận trong báo cáo tài chính nhưng đã được doanh nghiệp mua tính đến như một khoản thanh toán trong việc mua doanh nghiệp.
    1.2.Phương pháp tính
    Cách 1:
    Xác định phần chênh lệch giữa giá hợp nhất kinh doanh và giá trị tài sản thuần [SUB]theo giá trị ghi sổ[/SUB] (Δ1) = Giá phí HNKD / Khoản đầu tư - (%sở hữu) x Giá trị tài sản thuần của bên bị mua [SUB]theo giá trị ghi sổ[/SUB]
    Sau đó xác định phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của Tài sản thuần
    Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản thuần (Δ2) = (%sở hữu) x [Giá trị Tài sản thuần [SUB]theo giá trị hợp lý [/SUB] - Giá trị Tài sản thuần [SUB]theo giá trị ghi sổ[/SUB]]­­
    LTTM = Δ1 - Δ2
    Cách 2:
    LTTM = giá phí hợp nhất kinh doanh – (%sở hữu) x giá trị tài sản thuần [SUB]theo giá [/SUB]­­[SUB]trị hợp lý[/SUB] .
    1.3.Hạch toán Lợi thế thương mại
    1.3.1.Ghi nhận Lợi thế thương mại.
    Trường hợp giá mua vượt quá phần sở hữu vủa công ty mua trong tài sản thuần của công ty bị mua thì phần chênh lệch này được coi là lợi thế thương mại và được ghi nhận như một tài sản.
    Lợi thế thương mại phát sinh từ việc mua doanh nghiệp thể hiện khoản tiền mà doanh nghiệp mua phải trả cho các lợi ích kinh tế dự tính thu được trong tương lai. Các lợi thế trong tương lai có thể là kết quả của việc hợp nhất giữa các tài sản hoặc từ các tài sản riêng lẻ mà tự nó không đủ điều kiện được ghi nhận trong báo cáo tài chính nhưng đã được doanh nghiệp mua tính đến như một khoản thanh toán trong việc mua doanh nghiệp.
    Tại ngày mua, bên mua sẽ:
    - Ghi nhận lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh là tài sản; - Xác định giá trị ban đầu của lợi thế thương mại theo giá gốc, là phần chênh lệch của giá phí hợp nhất so với phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xá định được và các khoản nợ tiềm tàng đã ghi nhận theo quy định.
    Lợi thế thương mại phát sinh khi hợp nhất kinh doanh thể hiện khoản thanh toán của bên mua cho những lợi ích kinh tế ước tính thu được trong tương lai từ những tài sản không đủ tiêu chuẩn ghi nhận và không xác định được một cách riêng biệt.
    Nếu các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua không thỏa mãn tiêu chuẩn trong đoạn 37 của chuẩn mực về ghi nhận riêng biệt tại ngày mua thì sẽ ảnh hưởng đến khoản lợi thế thương mại được ghi nhận ( được kế toán theo đoạn 55), bởi vì lợi thế thương mại được xác định là phần giá trị còn lại trong giá phí của hợp nhất kinh doanh sau khi ghi nhận tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và khoản nợ tiềm tàng của bên bị mua.
    Lợi thế thương mại được ghi ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh ( nếu giá trị nhỏ) hoặc phải được phân bổ dần một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính ( nếu giá trị lớn). Thời gian sử dụng hữu ích phải phản ánh được ước tính đúng đắn về thời gian thu hồi lợi ích kinh tế có thể mang lại cho doanh nghiệp. Thời gian sử dụng hữu ích của lợi thế thương mại không quá 10 năm kể từ ngày được ghi nhận.
    1.3.2.Phân bổ Lợi thế thương mại.
    Phân bổ lợi thế thương mại là một trong bảy bước cơ bản của phương pháp hợp nhất.
    1.3.2.1.Nguyên tắc phân bổ
    Lợi thế thương mại phát sinh tại ngày mua được phân bổ dần vào kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất theo phương pháp đường thẳng trong thời gian không quá 10 năm.
    Do báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở Báo cáo tài chính riêng của Công ty mẹ và các Công ty con nên khi phân bổ lợi thế thương mại kế toán phải điều chỉnh cả số đã phân bổ lũy kế từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo. Khi đã phân bổ hết lợi thế thương mại, kế toán vẫn phải lập bút toán điều chỉnh để phản ánh ảnh hưởng của số đã phân bổ đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi thế thương mại cho đến khi thanh lý công ty con.
    Phương pháp phân bổ phải phản ánh được cách thức thu hồi lợi ích kinh tế phát sinh từ lợi thế thương mại. Phương pháp đường thẳng được sử dụng phổ biến trừ khi có bằng chứng thuyết phục cho việc áp dụng phương pháp phân bổ khác phù hợp hơn. Phương pháp phân bổ phải được áp dụng nhất quán cho các thời kỳ trừ khi có sự thay đổi về cách thức thu hồi lợi ích kinh tế của lợi thế thương mại đó.
    Thời gian phân bổ và phương pháp phân bổ lợi thế thương mại phải được xem xét lại vào cuối mỗi năm tài chính. Nếu thời gian sử dụng hữu ích của lợi thế thương mại khác biệt lớn so với ước tính ban đầu thì phải thay đổi thời gian phân bổ. Nếu có sự thay đổi lớn về cách thức thu hồi lợi ích kinh tế trong tương lai do lợi thế thương mại đem lại thì phương pháp phân bổ cũng phải thay đổi. Trường hợp này phải điều chỉnh chi phí phân bổ của lợi thế thương mại cho năm hiện hành và cho những năm tiếp theo và phải được thuyết minh trong báo cáo tài chính.
    Nếu phần sở hữu của bên mua trong giá trị hợp lý thuần của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng được ghi nhận theo quy định tại đoạn 36 vượt quá giá phí hợp nhất kinh doanh thì bên mua phải:
    - Xem xét lại việc xác định giá trị của tài sản, nợ phải trả có thể xác định được, nợ tiềm tàng và việc xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.
    - Ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tất cả các khoản chênh lệch vẫn còn sau khi đánh giá lại.
    1.3.2.2.Bút toán phân bổ và điều chỉnh
    Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại trong kỳ đầu tiên, kế toán xác định lợi thế thương mại phải phân bổ trong kỳ và ghi:
    Nợ chi phí quản lý doanh nghiệp ( Lợi thế thương mại phân bổ trong kỳ).
    Có Lợi thế thương mại ( Lợi thế thương mại phát sinh trong kỳ).
    Trường hợp phân bổ lợi thế thương mại từ kỳ thứ hai trở đi, kế toán phải phản ánh số phân bổ trong kỳ này và số lũy kế đã phân bổ từ ngày mua đến ngày đầu kỳ báo cáo và ghi nhận như sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...