Luận Văn Một số kiến nghị và Giải pháp nhằm tăng cường việc sử dụng BCLCTT ở các Doanh nghiệp Doanh nghiệp Vi

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một số kiến nghị và Giải pháp nhằm tăng cường việc sử dụng BCLCTT ở các Doanh nghiệp Doanh nghiệp VN.


    LỜI NÓI ĐẦU
    ​ Quá trình đổi mới sâu sắc cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia nói chung và hệ thống văn bản taì chính nói riêng phải được tiếp tục đổi mới một cách toàn diện,nhằm tạo ra sự ổn định của môi trường kinh tế cũng như lành mạnh hoá các quan hệ và các hoạt động tài chính .
    Trong cơ chế quản lý mới,tài chính luôn luôn là tổng hoà của các mối quan hệ kinh tế,tổng thể của các nội dung và giải pháp tài chính ,tiền tệ.Tài chính không chỉ đơn thuần là khai thác các nguồn lực tài chính nhằm tăng thu nhập , tăng trưởng kinh tế mà còn phải quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả mọi nguồn lực.Điều đó đòi hỏi các hoạt động tài chính cần phải được quản lý bằng luật pháp, bằng các công cụ và biện pháp quản lý có hiệu lực.
    Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế,tài chính ,kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế,tài chính ,đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế.Vì vậy,kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhà nước mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng với hạot động tài chính của doanh nghiệp .
    Trong thời gian qua,cùng với quá trình phát triển kinh tế,cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế,hệ thống kế toán nước ta đã không ngừng được hoàn thiện và phát triển,góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao chất lượng quản lý tài chính quốc gia,tài chính doanh nghiệp .Tuy nhiên trong cơ chế mới, hệ thống kế toán này vẫn còn nhiều tồn tại, nó không còn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường,của quá trình hội nhập chung vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới nữa. Do đó, nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho hệ thống kế toán nước ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới là phải cải cách triệt để,toàn diện hệ thống kế toán (kể cả kế toán doanh nghiệp và kế toán nhà nước) sao cho phù hợp với cơ chế kinh tế trong nước cũng như các chuẩn mực, thông lệ kế toán của các nước.Trong đó đặc biệt là hệ thống chứng từ kế toán mà trọng tâm là các Báo các lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT),bởi vì BCLCTT là một trong những báo cáo tài chính không thể thiếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, song việc lập BCLCTT lại chưa phải là một quy định bắt buộc trong hệ thống kế toán Việt Nam.Mặt khác việc thực thi báo cáo này ở các doanh nghiệp cũng rất hạn chế và chưa thật sự được coi trọng đúng mức.
    Việc đưa ra một giải pháp hữu hiệu nhằm áp dụng triệt để BCLCTT vào các doanh nghiệp nước ta (kể cả doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh) trong giai đoạn hiện nay và sắp tới luôn là đề tài nổi cộp được các nhà nghiên cứu,các cán bộ quản lý và những người làm công tác kế toán ,những người quan tâm đến kế toán đề cập đến.Do vậy,trong cuốn chuyên đề này với vốn kiến thức nhỏ bé của mình, em mong muốn được đóng góp phần sức lực của mình vào công cuộc đổi mới chung của cả nước bằng việc đưa ra những dẫn chứng về vai trò của BCLCTT và sự cần thiết phải sử dụng BCLCTT trong các doanh nghiệp .
    Cuốn chuyên đề này được trình bày làm 3 phần:
    Phần I : Tổng quan về BCLCTT
    Phần II : Thực trạng việc lập và sử dụng BCLCTT ở các doanh
    nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
    Phần III : Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường việc sử
    dụng BCLCTT ở các doanh nghiệp Việt Nam.

    Tuy nhiên do tính phức tạp của đề tài nghiên cứu, khả năng nắm bắt thực tiễn vấn đề cũng như vốn kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình soạn thảo chuyên đề này em khó tránh khỏi những thiếu sót và những hạn chế nhất định.Em hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đánh giá và nhận xét của thầy để em có thể hiểu một cách thấu đáo hơn nữa về vấn đề này.

    Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đánh giá và nhận xét của thầy.



    Sinh viên:
    Nguyễn Tiên Phong.
     
Đang tải...