Tiểu Luận Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giám sát của hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỘNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 3
    NỘI DUNG . 5
    I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH . 5
    1.1. Khái niệm hoạt động và hiệu quả hoạt động của HĐND 5
    1.2. Các nội dung trong hoạt động giám sát của HĐND 6
    II. CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM HIỆU QUẢ GIÁM SÁT CỦA HĐND . 7
    III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 9






















    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta hiện nay, vấn đề tiếp tục cải cách, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nói chung và hệ thống chính quyền địa phương nói riêng trong đó có Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp là yêu cầu khách quan và tất yếu. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đồng thời đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do đó, xây dựng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có thực quyền để đảm đương đầy đủ vai trò, trách nhiệm là một yêu cầu bức xúc hiện nay. Với hai chức năng cơ bản: chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và chức năng giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thì chức năng giám sát có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đảm bảo HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thực hiện đúng nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện tốt chức năng giám sát là một trong những yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND.
    Trong thời gian qua, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh. Trong đó, hoạt động giám sát đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.
    Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như cách thức tổ chức giám sát chưa khoa học, năng lực giám sát vẫn chưa thực sự hiệu quả, phương thức và nội dung giám sát chưa được đổi mới toàn diện, khả năng phát hiện các vấn đề trong quá trình giám sát của đại biểu HĐND tỉnh còn yếu, việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND tỉnh còn thiếu tính quyết liệt, chưa có chế tài cho hoạt động giám sát dẫn đến làm giảm hiệu quả giám sát. Để khắc phục tình trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân trong thời gian tới là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát của HĐND, để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
    Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu nội dung “Nâng cao hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh” là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay.






















    NỘI DUNG
    I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HĐND CẤP TỈNH:
    1.1. Khái niệm hoạt động và hiệu quả hoạt động giám của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
    Trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003 tuy không định nghĩa cụm từ giám sát nhưng các nội dung trong chương III của luật này quy định cụ thể nội dung mà Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát bao gồm: giám sát tổ chức hoạt động của các cơ quan do HĐND bầu ra và giám sát việc thi hành pháp luật và nghị quyết của các đối tượng chịu sự giám sát của HĐND thông qua các hình thức: xem xét báo cáo công tác của những đối tượng theo quy định pháp luật; xem xét trả lời chất vấn của những đối tượng này; tổ chức các đoàn giám sát; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu, thông qua việc tiếp dân và theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến HĐND
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...