Báo Cáo Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công của việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 làm suy thoái nền kinh tế thế giới, các nền kinh tế mới nổi như Nga, Braxin, Ấn Độ và Hàn Quốc, ASEAN đã có sự phục hồi vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bậc của Trung Quốc, đã tạo ra động lực chính góp phần đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và châu Á đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong mối tương quan với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu vẫn còn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn lớn như: Nợ công và thâm hụt ngân sách do tác động của các gói giải cứu nền kinh tế gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô; Tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn đang đe dọa nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển; Sức ép lạm phát ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng Những vấn đề này cũng có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của nước ta. Trong khuôn khổ của bài viết này, đề cập đến một trong những khó khăn, thách thức của nhiều quốc gia hiện nay đó là vấn đề quản lý nợ công.


    1- Xu hướng nguy cơ khủng hoảng nợ công và biện pháp ứng phó của các nước trên thế giới


    Những lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ công được các nhà kinh tế cảnh báo từ cuối năm 2009 khi các gói khích thích kinh tế với tổng số vốn hơn 2,2 nghìn tỷ đô la tương đương 4,7% GDP toàn cầu được các nước triển khai nhanh chóng khiến thâm hụt ngân sách của các chính phủ tăng vọt. Nguy cơ khủng hoảng nợ công hiện tập trung vào những nước có tỷ lệ nợ công lớn, đồng thời cơ cấu nợ thiên lệch về những khoản nợ ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng) và nợ nước ngoài cũng như do hạn chế về khả năng quản trị nợ.


    Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lê nợ công của các nước phát triển đã tăng từ 44% vào năm 2007 lên 71% hiện nay, còn các nước mới nổi tăng từ 32% lên 39%; trong số các nước này, riêng Ấn Độ có mức nợ công và thâm hụt ngân sách khá cáo, tương ứng 77% và 9,5% GDP. Ngay cả Trung Quốc, nước luôn có thặng dự ngân sách hiện cũng chịu thâm hụt ngân sách ở mức 3% và tỷ lệ nợ công tăng từ 15,6% vào năm 2008 lên khoảng 20% vào năm 2010. Còn nợ công của 10

    quốc gia giàu nhất thế giới sẽ tăng từ mức 78% GDP vào năm 2007 lên mức 114% GDP vào năm 2014. Ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), nợ công của các nước thành viên đã tăng vọt từ khoảng hai mươi năm nay, từ 59% GDP vào năm 1987 lên 75% GDP vào năm 2007 và nợ công sẽ tăng 30% từ năm 2007 đến năm 2017. Tại Mỹ, nợ công sẽ từ 63% GDP vào năm 2007 lên 103% GDP vào năm 2017. Tại Anh, con số này từ 47% lên 125%, ở Nhật 170,6% tăng lên 208%.


    Với Mỹ hiện nay, nếu trừ đi các khoản nợ công do các tổ chức chính phủ nắm giữ khoảng 4,5 nghìn tỷ USD, nợ công của Mỹ đến tháng 4/2010 đã lên tới 8,4 nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP. Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu khiến cho dòng vốn đổ về thị trường trái phiếu Mỹ tăng mạnh, góp phần làm nâng tỷ trọng nợ nước ngoài của Mỹ tăng lên, đồng thời lãi suất của các trái phiếu chính phủ Mỹ hạ xuống mức thấp gần như kỷ lục là 3,1%. Mặc dù Mỹ có lợi thế hầu như không chịu rủi ro vỡ nợ như các quốc gia khác do hầu như toàn bộ nợ công của Mỹ, bao gồm cả nợ nước ngoài, đều được niêm yết bằng đồng đô la, nhưng nợ công tăng liên túc sẽ kéo theo rủi ro làm mất giá đồng đô la và ngăn cản sự tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), mỗi mức tăng 1% của lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có thể gây sụt giảm tăng trưởng GDP toàn cầu xuống 0.5 điểm phần trăm. Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (FED) cũng đã cảnh báo, Mỹ có thể sắp đạt tới giới hạn của việc đi vay, lãi suất trái phiếu chính phủ có thể tăng đột biến khi giới đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi thứ tài sản càng
    ngày càng kém an toàn này1.


    Tỷ lệ nợ công của 11 nước trong khu vực đồng Euro (Eurozone) đã vượt mức 60% GDP cho phép (Hy Lạp 124,9%, Italia 116,7%, Bỉ 101,2%, Bồ Đào Nha 84,6%). Nếu tính trung bình, tỷ lệ nợ công của 16 nước Eurozone sẽ ở mức 84% GDP và thâm hụt ngân sách gần 7% GDP. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại khả năng vỡ nợ của một số nước Eurozone như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai lên khiến cho đồng Euro liên tục mất giá (khoảng 17,6% trong 6 tháng qua) và đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ các nước này lên mức cao kỷ lục.


    Với Nhật Bản, các tổ chức tài chính thế giới (IMF, WB) liên tục đưa ra cảnh báo tình trạng nợ công quá cao của Nhật Bản có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính dựa trên các căn cứ như:


    - Tỷ lệ nợ công của NB trên GDP từ mức 60-70% đầu những năm 90 liên tục tăng qua các năm. Năm 1997 vượt ngưỡng 100%, năm 2009 lên tới 174% và dự báo năm 2010 có thể là 181%;






    1 Viện KHXHVN, Báo cáo số 6 năm 2010.

    - Tính về giá trị, nợ công dài hạn của chính phủ Nhật Bản năm 2009 là 825.000 tỷ Yên, năm 2010 sẽ là 862.000 tỷ Yên. Nếu tính gộp cả các khoản nợ ngắn hạn khác thì đến cuối năm 2010, nợ công của Nhật Bản có thể lên tới 973.163 tỷ Yên (204% GDP);


    - Tỷ lệ phụ thuộc vào công trái của thu ngân sách ngày càng lớn (tăng từ 19% năm 1994 lên 52% năm 2009 và 48% năm 2010);


    - Thâm hụt ngân sách trên GDP ở mức cao và có xu hướng tăng (từ 3-5%
    năm 2005-2008 lên đến 8,3% năm 2009 và 9,3% năm 2010).




    Nợ công của một số quốc gia (tháng 2/2010)
     
Đang tải...