Luận Văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại việt nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I

    NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI


    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
    1.2. PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GiỚI

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
    1. NQTM là một hoạt động thương mại đặc biệt trong nền kinh tế. Nó không phải là một việc kinh doanh cụ thể nào đó mà là một phương thức kinh doanh, trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền - độc lập với bên nhượng quyền về tư cách pháp lý - được cùng khai thác giá trị thương mại của một tập hợp các yếu tố: tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí quyết, bí mật kinh doanh, biểu tượng quảng cáo, khẩu hiệu mà trọng tâm là các tài sản thuộc đối tượng sở hữu trí tuệ. Hoạt động của bên nhượng quyền và các bên nhận quyền tạo thành một hệ thống NQTM đồng bộ, thống nhất với nhau về hành động và lợi ích.
    Thông qua các đặc điểm riêng biệt về chủ thể, đối tượng được nhượng quyền, tính thống nhất về mô hình kinh doanh, và thường dẫn tới hệ quả làm bóp méo cạnh tranh, NQTM đã chứng tỏ rằng nó là một hoạt động thương mại độc lập, khác biệt so với nhiều hoạt động tương tự khác như chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ, đại lý
    NQTM đã và đang phát triển hết sức mạnh mẽ và đa dạng. Các hình thức NQTM rất phong phú, như: nhượng quyền phân phối sản phẩm, nhượng quyền phương thức kinh doanh, nhượng quyền cho từng cơ sở, nhượng quyền đa cơ sở, nhượng quyền trong nước, nhượng quyền quốc tế
    2. NQTM là một hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Pháp luật nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã có sự quan tâm điều chỉnh hoạt động NQTM. Các vấn đề về NQTM được điều chỉnh khá toàn diện, bao gồm một số nội dung sau: (i) quy định về hợp đồng NQTM; (ii) quy định về việc cung cấp thông tin về hệ thống NQTM; (iii) quy định về đăng ký hoạt động NQTM; và (iv) quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động NQTM. Những quy định này đã tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động NQTM phát triển, đảm bảo quyền, lợi ích của các bên và sự ổn định của nền kinh tế.


    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

    2.1. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
    2.2. NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
    1. Với Luật Thương mại 2005, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, Thông tư số 09/2006/TT-BTM, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh, một khung pháp lý cho hoạt động NQTM tại Việt Nam đã hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả.
    2. Các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng NQTM đã làm rõ về điều kiện trở thành chủ thể tham gia hợp đồng NQTM, từ đó góp phần làm giảm rủi ro của các bên trong quan hệ kinh doanh. Việc pháp luật quy định hợp đồng NQTM phải thể hiện dưới hình thức văn bản cũng tạo thuận lợi cho các bên xác định và thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình, trong khi các quan hệ NQTM còn mới mẻ và phức tạp. Các quy định về nội dung hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM, các trường hợp chấm dứt hợp đồng NQTM trước thời hạn về cơ bản là phù hợp với pháp luật các nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, các quy định về hợp đồng NQTM vẫn còn một số hạn chế. Rõ nét nhất là việc pháp luật Việt Nam chưa giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh. Bên cạnh đó, các quy định về quyền và nghĩa vụ chưa phù hợp nếu áp dụng cho các hợp đồng NQTM hai cấp; các quy định về chấm dứt hợp đồng NQTM trước thời hạn chưa lường trước được hết những trường hợp có thể xảy ra.
    3. Các quy định về cung cấp thông tin về hệ thống NQTM, các quy định về đăng ký hoạt động NQTM, về cơ bản là phù hợp với chuẩn mực quốc tế, là công cụ đảm bảo an toàn trong hoạt động NQTM cho các bên với nhau và với cơ quan có thẩm quyền. Mặc dù vậy, các quy định về cung cấp thông tin về hệ thống NQTM cần được cân nhắc thêm cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Các quy định về đăng ký hoạt động NQTM còn một số thiếu sót cần sớm được bổ sung để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động NQTM và cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước.
    4. Nhược điểm rõ nhất của các quy định về xử lý vi phạm trong hoạt động NQTM là: chúng chưa đủ cụ thể để áp dụng trong thực tiễn.
    5. Như vậy, pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM mới chỉ hình thành và đang phát triển ở bước đầu. Những quy định còn ở mức mang tính chất khung, và còn nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Những hạn chế của pháp luật làm thị trường Việt Nam giảm đi sự hấp dẫn, dù rất nhiều tiềm năng. Trong thời gian tới, cần tiếp tục có những sửa đổi và hoàn thiện pháp luật, để tạo thuận lợi cho hoạt động NQTM phát triển và đem lại lợi ích cho nền kinh tế.


    CHƯƠNG 3
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
    3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
    3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
    1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về NQTM phải dựa trên những quan điểm và định hướng mang tính khoa học. Pháp luật NQTM phải phù hợp với những đặc điểm cụ thể của hoạt động NQTM, đồng thời phải có tính dự báo, định hướng cho hoạt động này phát triển. Mặt khác, khi đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, cần phải quán triệt đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
    2. Trên cơ sở những quan điểm đó, phải vạch ra được những định hướng chủ yếu của việc hoàn thiện pháp luật về NQTM. Việc hoàn thiện pháp luật về NQTM cần theo định hướng đảm bảo tính đồng bộ của cả hệ thống pháp luật; đảm bảo tính tương thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nước.
    3. Xuất phát từ những quan điểm và định hướng nêu trên, đề tài đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về NQTM. Ví dụ: cần có những quy định pháp luật cụ thể hơn, chi tiết hơn để điều chỉnh hoạt động NQTM; phải giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh bằng một văn bản pháp luật riêng; cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhượng quyền; bổ sung thêm một số trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và làm rõ hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng; cần quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động NQTM cụ thể hơn, để có thể áp dụng được trong thực tiễn;
    Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về NQTM được đưa ra trên cơ sở đánh giá những hạn chế của pháp luật nước ta trong lĩnh vực này, và tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm pháp luật của các nước trên thế giới
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...