Luận Văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại SCB

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    1.1.1 Định nghĩa

    Dự án đầu tư được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, theo thời gian quan niệm về dự án ngày càng phát triển.
    Theo NH Thế giới (WB): Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định.
    Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng: Dự án là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt những sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.
    Theo Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng: Dự án là tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách sử dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụ thể để sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và đầu tư phát triển.
    Như vậy, nhìn chung có hai cách hiểu về dự án:
    Cách hiểu tĩnh: Dự án là một hình tượng về một tình huống (một trạng thái mà ta muốn đạt tới).
    Cách hiểu động: Theo nghĩa chung nhất, dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải được thực hiện với phương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực thể mới. Hay dự án là một chuỗi các hoạt động nhằm đạt được một kết quả cụ thể trong phạm vi ngân sách và thời gian nhất định.
    1.1.2 Các loại dự án
    ã Dự án đầu tư trong nước
    o Dự án quan trọng cấp quốc gia: Quốc Hội thông qua và quyết định chủ trương đầu tư.
    o Dự án nhóm A: Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư
    o Dự án nhóm B: Bộ trưởng các Bộ quyết định đầu tư.
    o Dự án nhóm C: Chủ tịch UBND tỉnh/TP thuộc Trung ương và Chủ tịch HĐQT các tổng công ty quyết định đầu tư.
    ã Dự án đầu tư nước ngoài
    o Dự án nhóm A: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đều tư.
    o Dự án nhóm B: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư.
    o Dự án uỷ quyền cho ban quản lý KCN & KCX &KCN cho phép hoặc cấp phép đầu tư.
    ã Dự án tiền khả thi: Nghiên cứu sơ bộ về các vấn đề địa điểm đầu tư, quy mô đầu tư, lựa chọn thiết bị, vốn, tổ chức thực hiện xây dựng, các chỉ tiêu cơ bản về hiệu quả của dự án.
    ã Dự án khả thi: Nghiên cứu toàn bộ và chi tiết các vấn đề về thị trường, kỹ thuật, nhân sự, tài chính, kinh tế, xã hội và nghiên cứu chuyên đề.
    ã Dự án độc lập: Chấp nhận hay từ bỏ dự án này không ảnh hưởng đến việc chấp nhận hay từ bỏ dự án khác.
    ã Dự án loại trừ: Chấp nhận dự án này sẻ phải từ bỏ dự án khác. Ví dụ như một dự án có nhiều phương án lựa chọn kiến trúc xây dựng, lựa chọn thiết bị công nghệ, lựa chọn mua hay thuê thiết bị.
    ã Dự án bổ sung: Chấp nhận dự án này kéo theo khả năng chấp nhận dự án khác. Ví dụ như dự án phát triển máy điện toán và phần mềm ứng dụng.
    ã Dự án BOT (Build – Operater - Transfer) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình) và kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý; hết thời hạn kinh doanh Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.
    ã Dự án BTO (Build – Transfer - Operater) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành cho Nhà đầu tư nước ngoài quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
    ã Dự án BT (Build - Transfer) là văn bản ký kết giữa Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng (kể cả mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa công trình); sau khi xây dựng xong, Nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.
    1.1.3 Ưu và nhược điểm của Dự án
    1.1.3.1 Ưu điểm
    o Dự án là công cụ đầu tư hiệu quả trong việc hợp lý hoá và cải tiến quy trình đầu tư.
    o Dự án đầu tư là công cụ tạo ra sự phát triển rõ rệt tại những quốc gia khan hiếm nguồn đầu tư.
    1.1.3.2 Nhược điểm
    o Dự án không thể có sự tin cậy tuyệt đối dù chính xác và chặt chẽ đến mức nào.
    o Lập dự án cần một đội ngũ chuyên gia có trình độ nhất định, lập dự án rất phức tạp không phải ai cũng làm được.
    1.1.4 Vai trò của dự án đầu tư
    Dự án đầu tư là “sản phẩm” đem lại cho công cuộc đầu tư một hiệu quả như mong muốn. Chính nguồn gốc ra đời của dự án đã cho thấy một cách khái quát vai trò của dự án đối với sự phát triển. Dự án đầu tư tạo cơ sở vật chất kỹ thuật nguồn lực mới cho sự phát triển, là phương tiện chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế, giải quyết quan hệ cung cầu về vốn, về sản phẩm dịch vụ trên thị trường, góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, cải tiến bộ mặt kinh tế xã hội cho đất nước. Vai trò cụ thể của dự án đối với chủ đầu tư, Nhà nước và nhà tài trợ được thể hiện ở những điểm chính như sau:
    Đối với chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ vốn đầu tư. Dự án đầu tư được soạn thảo theo một quy trình chặc chẽ trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ các mặt về thị trường, kỹ thuật, tài chính, tổ chức quản lý Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro.
    Mặc khác, dự án còn là một phương tiện để thuyết phục các tổ chức tài chính – tín dụng xem xét tài trợ hay cho vay. Dự án cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Đó là những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công xây lắp, kế hoạch sản xuất kinh doanh Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn tại và vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư và khai thác công trình.
    Đối với Nhà nước: Dự án đầu tư là cơ sở để các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Dự án sẽ được phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối, chính sách phát triển kinh tế của đất nước, hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Khi dự án đã được phê chuẩn thì các bên liên quan đến dự án phải tuân thủ theo nội dung yêu cầu của dự án. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết.
    Đối với các nhà tài trợ: Khi tiếp nhận các dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư, các tổ chức tài chính - tín dụng sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án. Đặc biệt là về mặt kinh tế - tài chính để đi đến quyết định có đầu tư hay không đầu tư cho các dự án đó. Dự án chỉ được đầu tư vốn nếu mang tính khả thi theo quan điểm của nhà tài trợ và ngược lại. Khi chấp nhận đầu tư, dự án là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo tiến độ thực hiện đầu tư, đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn vay.
    1.1.5 Yêu cầu của dự án đầu tư
    Một là Dự án phải có tính khoa học. Đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu của dự án đầu tư, tính khoa học của dự án được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau:
    o Về số liệu thông tin: Những dữ liệu, thông tin để xây dựng dự án phải đảm bảo trung thực, chính xác, tức là phải chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của thông tin và những số liệu đã thu thập được.
    o Về phương pháp tính toán: Khối lượng tính toán trong một dự án thường rất lớn, do đó khi thực hiện tính toán các chỉ tiêu cần đảm bảo đơn giản và chính xác. Đối với các đồ thị, các bản vẽ kỹ thuật phải đảm bảo chính xác về kích thước, tỷ lệ.
    o Về hình thức trình bày: Dự án chứa đựng rất nhiều nội dung nên khi trình bày phải đảm bảo có hệ thống, rõ ràng và sạch đẹp.
    Hai là Tính pháp lý. Tính pháp lý của dự án phản ánh quyền lợi của quốc gia trong dự án. Vì vậy, việc triển khai thực hiện dự án phải được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Muốn vậy, dự án đầu tư không chứa đựng những điều trái với luật pháp và chính sách của Nhà nước về đầu tư.
    Ba là Tính thực tiễn. Tính thực tiễn của dự án đầu tư thể hiện ở chổ nó có khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế. Dự án diễn ra ở những địa điểm cụ thể và chịu tác động của những yếu tố môi trường xác định về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội.
    Bốn là Tính thống nhất. Dự án đầu tư phải biểu hiện sự thống nhất về lợi ích giữa các bên có liên quan đến dự án. Muốn các bên đối tác hiểu và quyết định tham gia dự án đầu tư, các tổ chức tài chính quyết định tài trợ hay cho vay đối với các dự án và muốn được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy phép đầu tư thì việc xây dựng dự án từ các bước tiến hành đến nội dung hình thức, cách trình bày dự án cần phải tuân thủ theo những quy định chung mang tính quốc tế.
    Năm là Tính phỏng định. Xuất phát từ tính phức tạp của đầu tư nên người soạn thảo dự án dù có nhiều kinh nghiệm và chuẩn bị hết sức chu đáo, kỹ lưỡng cũng không thể lường hết được những yếu tố sẽ chi phối hoạt động đầu tư trong tương lai. Những nội dung tính toán về quy mô sản xuất, chi phí, giá cả, doanh thu, lợi nhuận Trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo nhưng thực tế thường xảy ra không hoàn toàn đúng như dự báo. Vì vậy, dự án có tính phỏng định, nhưng tính phỏng định phải dựa trên những căn cứ khoa học, trung thực và khách quan nhằm giảm thiểu rủi ro, độ bất định trong quá trình thực hiện dự án.
    1.1.6 Các rủi ro cơ bản của dự án
    Các loại rủi ro dự án cơ bản là:
    ã Rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi, địa điểm xây dựng dự án. Bao gồm các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác liên quan đến dự án.
    ã Rủi ro do bên tham gia (Participant Risk): Rủi ro do bên tham gia là nguy cơ có một hoặc nhiều các bên tham gia yếu kém về tài chính trong dự án. Nếu một bên tham gia yếu không thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với dự án, thì đó là một trường hợp không thực hiện nghĩa vụ nợ của dự án. Ví dụ nghĩa vụ thanh toán cho phần chi phí xây dựng đã được thỏa thuận của dự án hoặc cho phần chi tiêu vốn để bảo trì.
    ã Rủi ro về xây dựng, hoàn tất: Rủi ro về hoàn tất là nguy cơ việc xây dựng dự án sẽ không hoàn tất hoặc nếu hoàn tất thì nó sẽ không được hoàn tất trong phạm vi các chi phí đã được phân bổ hoặc đúng hạn. Nguyên nhân thông thường nhất làm cho dự án không được hoàn tất trong phạm vi ngân quỹ là sự chậm trễ gây ra chi phí trả lãi phụ trội trong giai đoạn xây dựng và làm dự án phụ thuộc vào sự leo thang thêm trong chi phí do lạm phát. Rủi ro về hoàn tất cũng bao gồm rủi ro dự án không đạt được hiệu suất cơ học đã dự định, do xây dựng kém, sai sót trong thiết kế, hoặc thất bại của qui trình hoặc công nghệ mới. Kết quả là dự án có thể không có khả năng sản sinh đủ dòng tiền mặt để hoàn trả nợ.
    ã Rủi ro do nguyên vật liệu: Khi cấp các khoản cho vay đối với dự án, các chủ nợ sẽ quan tâm xem các nguyên vật liệu. Rủi ro này xảy ra khi dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ.
    ã Rủi ro sản xuất: Rủi ro sản xuất là rủi ro rằng dự án sẽ trãi qua khó khăn trong hoạt động sản xuất và sẽ không có khả năng tạo ra dòng tiền mặt đủ để trả nợ.
    ã Rủi ro thị trường, thu nhập thanh toán: Rủi ro thị trường là rủi ro rằng dự án không thể bán hết sản phẩm (rủi ro khối lượng) hoặc không thể bán một cách có lời (rủi ro giá cả). Do thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp các khoản chi phí của dự án .
    ã Rủi ro do trường hợp bất khả kháng: Các sự cố bất khả kháng là các sự cố nằm ngoài sự kiểm soát của người đi vay hoặc chủ nợ. Chẳng hạn như các cuộc bãi công và các cơn lũ lụt. Đa số chủ nợ có thể chịu được rủi ro bất khả kháng tạm thời nào đó.
    ã Rủi ro do từ bỏ: Rủi ro do từ bỏ là rủi ro các chủ dự án sẽ từ bỏ dự án trước khi các chủ nợ đã được hoàn trả xong. Cũng như đa số các chủ nợ của dự án muốn thấy dự án được hoàn tất trước khi họ nhận lãnh các rủi ro của dự án, họ cũng muốn thấy các chủ dự án tiếp tục vận hành dự án chừng nào còn có cơ hội rằng nợ có thể được hoàn trả từ các dòng tiền mặt của dự án.
    ã Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu.
    ã Rủi ro về môi trường xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh.
    ã Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ mọi trường kinh tế vĩ mô bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát lãi suất

    1.1.7 Chu trình của dự án
     Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư. Trong giai đoạn này gồm những bước chính như sau :
    o Nghiên cứu cơ hội đầu tư: Là nghiên cứu những khả năng, những điều kiện để chủ đầu tư có thể tiến hành đầu tư, mục đích của nó là tìm ra được cơ hội đầu tư phù hợp nhất đối với chủ đầu tư.
    o Nghiên cứu tiền khả thi: Là sự lựa chọn sơ bộ cơ hội đầu tư, đánh giá triển vọng chung để thấy độ hấp dẫn của dự án. Sử dụng phân tích thứ cấp ở phân tích kỹ thuật, nghiên cứu thật cơ bản nhu cầu trong nước ở phần nghiên cứu thị trường. Nội dung nghiên cứu tiền khả thi là tất cả những vấn đề có liên quan ảnh hưởng công cuộc đầu tư như thị trường, tài chính, kinh tế - kỹ thuật
    o Nghiên cứu khả thi: Là sự lựa chọn cuối cùng cơ hội đầu tư, xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, kinh tế, xã hội, phân tích độ nhạy
    o Thẩm định để ra quyết định đầu tư: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu khả thi sẻ tổ chức thẩm định để đi đến quyết định có thực hiện đầu tư hay không.
     Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư. Đây là giai đoạn tiến hành các hoạt động nhằm tạo nên cơ sở vật chất - kỹ thuật, tiền đề cho dự án đi vào giai đoạn sau cùng. Giai đoạn này gồm các bước chính như sau:
    - Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất).
    - Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên).
    - Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.
    - Đàm phán ký kết các hợp đồng.
    - Thiết kế và lập dự án thi công công trình.
    - Thi công xây lắp công trình.
    - Vận hành chạy thử nghiệm thu công trình.
     Giai đoạn 3: Vận hành kết quả đầu tư. Đây là giai đoạn cuối cùng của dự án đầu tư, thực chất của giai đoạn này là đưa công trình đã được xây dựng, lắp đặt xong vào vận hành, khai thác. Tức là, thực hiện tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu của dự án đề ra, trong đó mục tiêu chủ yếu thu hồi vốn và có lợi nhuận.
    1.1.8 Nội dung của Dự án đầu tư


    1.1.8.1 Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư
    Tình hình kinh tế tổng quát là cơ sở chủ yếu nhất để nghiên cứu sự cần thiết phải thực hiện các dự án đầu tư. Khi nghiên cứu tình hình kinh tế tổng quát có liên quan đến dự án đầu tư cần xem xét trên các khía cạnh về điều kiện về đại lý, tự nhiên, các điều kiện về dân số và lao động, tình hình chính trị, chính sách và hệ thống luật pháp, tình hình kinh tế xã hội của địa phương, thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...