Báo Cáo Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xây dựng Đông Hưng

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường tự do trao đổi mua bán hàng hóa cùng với chính sách mở cửa và phấn đấu tiến tới hội nhập của Đảng và Nhà nước ta, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một trong những thành phần kinh tế chủ chốt góp phần quan trọng trong việc thiết lập nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh nền kinh tế hàng hóa trên đà ổn định và phát triển. Trong điều kiện thực tế khách quan đó đã đặt ra một yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp đó là phải có được một đội ngũ cán bộ quản lý nhạy bén, có trình độ cùng với công cụ quản lý hữu hiệu mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, trong đó biện pháp hàng đầu không thể thiếu được là thực hiện quản lý kinh tế trong mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

    Trong việc sử dụng tổng hòa các biện pháp của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì hạch toán là một trong những công cụ có hiệu quả nhất để phản ánh khách quan và giám đốc có hiệu lực quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

    Khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tiến hành hoạt động nhất là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản nhất và quan trọng nhất vì chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị mỗi sản phẩm. Vì vậy, công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là công tác quản lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thông qua công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra được con đường ngắn nhất để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình đó là lợi nhuận vì trong cơ chế thị trường để cạnh tranh và đứng vững được trên thương trường các doanh nghiệp thường chọn cho mình con đường an toàn mà lại hiệu quả là hạ giá thành sản phẩm. Mà muốn hạ được giá thành nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì buộc các doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí một cách tối đa trong giới hạn cho phép và thông thường các doanh nghiệp hay tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm. Bởi vậy, muốn tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ các doanh nghiệp phải làm tốt công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để tránh thất thoát và sử dụng lãng phí là một trong những nguyên tố quyết định giúp doanh nghiệp hạ thấp giá thành và tăng thu nhập. Đó là một yêu cầu thực tế đặt ra đang được quan tâm nhiều trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay.

    Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty xây dựng Đông Hưng, em thực sự thấy tầm quan trọng của kế toán đối với việc quản lý của công ty. Nếu hạch toán nói chung là công cụ quản lý kinh tế thì hạch toán vật liệu là công cụ đắc lực phục vụ cho quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có đầy đủ chính xác, kịp thời hay không có tác dụng rất lớn đến chất lượng quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của doanh nghiệp
    Toàn bộ đề tài được trình bày với kết cấu gồm 3 phần chính:

    - Chương I: Đặc điểm tình hình chung của Công ty xây dựng Đông Hưng.
    - Chương II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty xây dựng Đông Hưng.
    - Chương III: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xây dựng Đông Hưng.





    Mục lục

    Lời mở đầu 4
    ChươngI: đặc điểm tình hình chung tại công xây dựng Đông Hưng 6

    I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng Đông Hưng. 6
    II. Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của Công ty. 8
    III. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty xây dưng Đông Hưng. 10
    1. Bộ máy tổ chức của Công ty. 10
    2. Thuyết minh. 11
    IV. Công tác tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng Đông Hưng. 12
    1. Hình thức tổ chức công tác kế toán. 13
    2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán. 14
    3. Hình thức kế toán. 15
    3.1- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng. 15
    3.2- Các sổ kế toán mà Công ty sử dụng 15
    3.3- Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 15
    3.4- Phương pháp tính thuế GTGT. 16
    3.5- Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán. 17
    Chương II: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty xây dựng Đông Hưng. 18
    I. Công tác quản lý, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu. 18
    1. Công tác quản lý nguyên vật liệu. 18
    2. Phân loại nguyên vật liệu. 18
    3. Đánh giá nguyên vật liệu. 19
    3.1- Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho. 19
    3.2- Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho. 19
    II. Công tác kế toán nguyên vật liệu. 20
    1. Trình tự luân chuyển chứng từ. 20
    1.1- Các chứng từ sử dụng. 20
    1.2- Trình tự luân chuyển chứng từ được luân chuyển 20
    1.3- Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. 20
    2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. 36
    2.1- Tài khoản sử dụng. 36
    2.2- Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. 36
    2.2.1- Hạch toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu. 36
    2.2.2- Hạch toán tổng hợp xuất kho nguyên vật liệu. 48
    3. Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tại Công ty xây dựng Đông Hưng. 56
    Chương III: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xây dựng Đông Hưng. 58
    I. Nhận xét chung về công tác kế toán của công ty xây dựng Đông Hưng. 58
    II. Nhận xét về công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty xây dựng Đông Hưng. 60
    1. Ưu điểm. 61
    2. Nhược điểm. 62
    III. Một số kiến nghị đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty xây dựng Đông Hưng. 62
    1. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. 62
    1.1- Xây dựng sổ danh điểm vật tư. 62
    1.2- Lập phiếu giao nhận chứng từ nhập – xuất. 64
    1.3- Lập bảng kê chứng từ nhập, bảng kê chứng từ xuất nguyên vật liệu. 65
    1.4- áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào công tác quản lý nguyên vật liêu. 67
    2. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu. 67
    2.1- Kiến nghị về bảng kê số 3. 67
    2.2- Công tác hạch toán “hàng đang đi đường”. 68
    2.3- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 68
    2.4- Phân tích tình hình cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu. 69
    Kết luận 72
    Danh mục tài liệu tham khảo 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...