Luận Văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà N

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỘT
    CƠ SỞ LÝ LUẬN HẠCH TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
    TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

    I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU:
    1. Khái niệm nguyên liệu, vật liệu:
    Một doanh nghiệp sản xuất phải có đủ ba yếu tố:
    - Lao động.
    - Tư liệu lao động.
    - Đối tượng lao động.
    Ba yếu tố này có sự tác động qua lại với nhau để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Đối tượng lao động là một trong những điều kiện không thể thiếu trong bất cứ quá trình sản xuất nào. Biểu hiện cụ thể của đối tượng lao động ở đây chính là các loại vật liệu. Theo Mác, bất kỳ một loại vật liệu nào cũng là đối tượng lao động song không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là vật liệu mà chỉ khi đối tượng lao động thay đổi do tác động của yếu tố con người thì khi đó nó mới trở thành vật liệu. Ví dụ như các loại quặng nằm trong lòng đất thì không phải là vật liệu nhưng than đá, sắt, đồng, thiếc . khai thác được trong các quặng ấy lại là vật liệu cho các nghành công nghiệp chế tạo, cơ khí .
    Trong quá trình sản xuất sản phẩm ở doanh nghiệp, ba yếu tố hình thành chi phí tương ứng: chi phí tiêu hao vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao tư liệu lao động. Theo quan điểm của Mác Lênin thì đó chính là chi phí lao động vật hóa và lao động sống.
    Vậy vật liệu là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động. Trong các doanh nghiệp sản xuất vật chất, vật liệu là tài sản dự trữ quan trọng nhất của sản xuất, thuộc tài sản lưu động.
    Theo kế toán Pháp, vật liệu là đối tượng lao động trong tình trạng sử dụng tốt mà xí nghiệp mua vào làm chất liệu ban đầu để sản xuất các sản phẩm công nghiệp mới.
    Trong chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) số 2, vật liệu được xếp vào hàng tồn kho dùng để sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp các dịch vụ.
    2) Đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh:
    Vật liệu là thành phần chủ yếu cấu tạo nên thành phẩm, dịch vụ, là đầu vào của quá trình sản xuất.
    Xét trên các phương diện khác nhau, ta thấy rõ đặc điểm, vị trí quan trọng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh:
    - Vật liệu là đối tượng lao động biểu hiện dưới dạng vật hóa, là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất tạo thành sản phẩm mới. Kế hoạch sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp vật liệu có đầy đủ, kịp thời, đúng chất lượng hay không. Nếu vật liệu có chất lượng tốt, đúng quy định sẽ tạo điều kiện cho sản xuất tiến hành thuận lợi, chất lượng sản phẩm tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường.
    - Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, khi tham gia vào sản xuất thì vật liệu chịu sự tác động của lao động, chúng sẽ bị tiêu hao hoàn toàn hoặc bị thay đổi hình dáng vật chất ban đầu tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
    - Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này thể hiện ở chỗ chi phí vật liệu là khoản chi phí phân bổ một lần.
    - Vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị vật liệu thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp, vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp, cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như chỉ tiêu sản lượng, chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu giá thành, chất lượng sản phẩm .



    MỤC LỤC


    Lời mở đầu

    Phần một: Cơ sở lý luận hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp. 1
    I)Những vấn đề chung về nguyên liệu, vật liệu: 1
    1) Khái niệm nguyên liệu, vật liệu: 1
    2) Đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh: 2
    3) Yêu cầu quản lý nguyên liệu, vật liệu: 2
    4) Sự cần thiết tổ chức kế toán vật liệu trong doanh nghiệp và nhiệm vụ của kế toán: 3
    5) Phân loại và tính giá vật liệu: 4
    Phân loại vật liệu: 4
    Tính giá vật liệu: 6
    II) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp: 11
    1) Hạch toán chi tiết vật liệu: 11
    a) Phương pháp thẻ song song: 12
    b) Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển: 13
    c) Phương pháp sổ số dư: 15
    2) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu: 16
    a) Hạch toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên: 18
    Hạch toán tình hình biến động tăng vật liệu đối với các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ: 19
    Đặc điểm hạch toán tăng vật liệu trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp: 19
    Hạch toán tình hình biến động giảm vật liệu: 19
    b) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ: 22
    3) Tổ chức kiểm kê và hạch toán kết quả kiểm kê, đánh giá vật liệu: 25
    a) Kế toán kiểm kê vật liệu: 25
    b) Kế toán đánh giá lại vật liệu: 26
    4) Hạch toán vật liệu trên hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp: 26
    a) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chung: 26
    b) Đối với doanh nghiệp áp dùng hình thức nhật ký sổ cái: 27
    c) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ 29
    d) Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ: 30
    5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu dự trữ: 32
    6) Chuẩn mực kế toán quốc tế với kế toán nguyên vật liệu: 33
    a) Xác định giá phí nhập kho nguyên vật liệu: 34
    b) Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: 35
    c) Xác định giá trị nguyên vật liệu tại một thời điểm kế toán: 35
    d) Điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu: 36
    7) Đặc điểm kế toán nguyên liệu, vật liệu ở một số nước: 37
    a) Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Bắc Mỹ: 37
    Hệ thống tài khoản kế toán Mỹ: 37
    Sổ kế toán: 37
    Các báo cáo tài chính: 38
    Hạch toán nguyên vật liệu: 38
    b) Kế toán nguyên vật liệu trong hệ thống kế toán Pháp: 41
    Hệ thống tài khoản kế toán Pháp: 41
    Sổ sách kế toán: 41
    Các báo cáo kế toán: 41
    Hạch toán tổng hợp nguyên, vật liệu trong hệ thống kế toán Pháp: 41
    Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 44
    Phần hai: Thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội. 45
    A) Đặc điểm chung của Điện lực Ba Đình - Hà Nội ảnh hưởng đến tổ chức hạch toán: 45
    I) Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình: 45
    1) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Ba Đình: 45
    2) Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Ba Đình: 45
    3) Quy mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý: 46
    II) Khái quát đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Ba Đình: 47
    1) Đặc điểm hoạt động kinh doanh ở Điện lực Ba Đình: 47
    2) Tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý: 48
    3) Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ: 50
    III) Tổ chức công tác kế toán tại Điện lực Ba Đình: 51
    1) Bộ máy kế toán và kế toán phần hành: 51
    2) Tổ chức hệ thống chứng từ và ghi chép ban đầu: 53
    3) Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ở Điện lực. 54
    4) Tổ chức hình thức sổ kế toán: 55
    5) Tổ chức hệ thống báo cáo: 56
    B) Tổ chức hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 57
    I) Đặc điểm vật liệu: 57
    II) Phân loại nguyên liệu, vật liệu: 57
    III) Tính giá vật liệu: 58
    IV) Tổ chức công tác quản lý quá trình dự trữ, thu mua, bảo quản vật liệu: 58
    Quản lý quá trình thu mua vật liệu: 59
    Bảo quản vật liệu: 60
    V) Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ vật liệu: 60
    1) Thủ tục, chứng từ nhập kho: 60
    2) Thủ tục, chứng từ xuất kho: 64
    VI) Hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 68
    1) Hạch toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 68
    2) Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu ở Điện lực Ba Đình. 72
    a) Tài khoản sử dụng: 72
    b) Kế toán quá trình thu mua nhập kho vật liệu: 73
    c) Kế toán quá trình xuất dùng vật liệu: 74
    VII) Kiểm kê, đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu: 75
    1) Kiểm kê nguyên liệu, vật liệu: 75
    2) Đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu 77
    Phần ba: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán và quản lý nguyên liệu, vật liệu tại điện lực ba đình - Hà Nội. 77
    I) Đánh giá thực trạng hạch toán nguyên liệu, vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 77
    II) Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán và quản lý vật liệu tại Điện lực Ba Đình - Hà Nội: 81
    1) Hệ thống tài khoản kế toán dùng để hạch toán vật liệu tại Điện lực Ba Đình: 81
    2) Lập ban kiểm nghiệm vật liệu: 82
    3) Vấn đề dự trữ vật liệu tại Điện lực Ba Đình: 84
    4) Công tác kiểm kê kho vật liệu: 84
    5) Lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu: 85
    6) Mở tài khoản 151 <<Hàng đang đi đường>> và theo dõi trên NKCT số 6: 86
    7) Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại Điện lực Ba Đình: 86
    8) Việc áp dụng phương pháp tính giá vật liệu: 86
    9) Việc áp dụng máy vi tính trong thực hành kế toán: 87

    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...