Đồ Án Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh kim ngạch hàng may mặc xuất khẩu tại công ty sản xuất gia công hàng x

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN .
    I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU.
    1.Khái niệm .
    Theo luật thương mại:

    Gia công là một hành vi thương mại , theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hoá theo yêu cầu bằng nguyên liệu vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công ,bên đặt gia công nhận hàng hoá đã gia công để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công .
    Qua khái niệm này cho thấy :
    Bên đặt gia công là một chủ thể kinh doanh với mục đích gia công là để kinh doanh thương mại, và phải đặt hàng theo yêu cầu của mình với những quy cách phẩm chất, mẫu mã và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác .
    Bên đặt gia công phải cung cấp nguyên liệu vật liệu phù hợp với quy cách phẩm chất mà mình yêu câù, ở đây có thể giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu , có khi là bán thành phẩm, có khi là máy móc thiết bị công nghệ chuyển giao cho bên kia .
    Bên đặt gia công có thể chỉ định bên nhận gia công mua nguyên vật liệu từ các nơi cụ thể, sau đó gia công giao thành phẩm theo các tiêu chuẩn theo mẫu mã của mình.
    Còn bên nhận gia công tiếp nhận hay mua nguyên vật liệu và tổ chức gia công theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công với công nghệ , máy móc, sức lao động của chính doanh nghiệp mình. Hoặc tổ chức sản xuất gia công theo công nghệ của bên đặt gia công cung cấp. Sau đó nhận lại từ bên đặt gia công khoản tiền gọi là phí gia công.
    Khi hoạt động gia công vượt khỏi biên giới của một quốc gia thì gọi là gia công quốc tế (Gia công hàng xuất khẩu). Các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất gia công có thể đưa vào thông qua con đường nhập khẩu. Hàng hoá sản xuất ra không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu nhằm thu lại ngoại tệ chênh lệch giá phụ lợi cung cấp, tiền công và các chi phí khác đem lại.Thực chất là hình thức xuất khẩu lao động nhưng là lao động dưới dạng được sử dụng, thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.
    Gia công hàng may mặc xuất khảu cũng là một trong các hình thức gia công quốc tế. Trong trường hợp này, nước nhận nguyên phụ liệu sẽ nhập nguyên phụ liệu là vải, tài liệu kỹ thuật, mẫu vẽ, có khi cả chuyên gia, máy móc để thực hiện công việc gia công.

    2.Đặc điểm của phương thức gia công hàng xuất khẩu:
    (Gia công hàng may mặc xuất khẩu)

    * Nhập nguyên phụ liệu từ bên đặt gia công, tổ chức sản xuất và giao sản phẩmcho bên đặt gia công tại địa điểm ban đầu.
    - Thị trường đầu vào và đầu ra là do bên đặt gia công phải cung cấp, sắp xếp và tìm kiếm.
    - Kỹ thuật mẫu mã do bên đặt gia công cung cấp.
    - Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên phụ liệu và tiến hành tổ chức gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công.
    * Nhập nguyên liệu, máy móc, thiết bị, tổ chức tiến hành gia công và giao thành phẩm cho bên đặt gia công theo địa điểm quy định. Còn bên nhận gia công tự lo nguyên phụ liệu.
    * Nhập đại bộ phận nguyên liệu, sau đó hai bên cùng có trách nhiệm lo thị trường đầu vào. Đầu ra có thể do bên đặt gia công tự lo hoặc theo địa chỉ của một nước thứ 3.
    Hầu hết hiện nay hoạt động gia công của nước ta chủ yếu là do phía nước ngoài cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, công nghệ. Có nghĩa là gia công theo hình thức nhận nguyên vật liệu và giao thành phẩm. Đây là hình thức gia công thuần tuý bỏ sức lao động và được tiền công, nó giống như là xuất khẩu lao động dưới dạng được sử dụng chứa trong thành phẩm, vượt khỏi biên giới của một quốc gia.
    Nguyên liệu được nhập từ nhiều nước trên thế giới, do đó bên đặt gia công thường nắm lấy trách nhiệm gửi hàng theo điều kiện CIF và nhận hàng theo điều kiện FOB.
    Hàng may mặc là mặt hàng mang tính thời vụ cao, nên giá gia công cũng chịu ảnh hưởng theo thời vụ. Do tình trạng thiếu việc làm của các xí nghiệp may nên phía nước ngoài thường lợi dụng lúc các vụ ký hợp đồng gia công với giá rẻ hơn. Và khi thực hiện công việc gia công, họ thường cử các chuyên gia nước ngoài giám sát hoặc đứng vị trí kỹ thuật cho nên tranh chấp về chất lượng ít khi xảy ra lúc giao hàng.
    3.Phương thức gia công hàng xuất khẩu.
    Có nhiều cách phân loại gia công quốc tế, dựa theo các tiêu thức cụ thể khác nhau như:
    -Theo quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm.
    -Theo giá cả gia công.
    -Theo công đoạn sản xuất.
    Song để phân loại phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu thích hợp nhất thì căn cứ vào quyền sở hữu nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Theo phương thức này thì bao gồm:
    * Phương thức nhận nguyên phụ liệu, giao thành phẩm.
    Đây là hình thức sơ khai của hoạt động gia công, bởi vì trước đó thị trường trong nước chưa có đủ điều kiện để tiến hành sản xuất các nguyên phụ liệu.
    Thêm vào đó trình độ kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị của ta còn nghèo nàn lạc hậu, nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh khỏi.
    Thực chất đây là hình thức mà bên đặt gia công giao nguyên phụ liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất sẽ thu hồi thành phẩm và trả cho bên nhận gia công khoản tiền gọi là phí gia công. Trong thời gian gia công, quyền sở hữu về nguyên phụ liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công(ở đây không có sự chuyển giao quyền sở hữu).
    Bên nhận gia công nhận nguyên liệu và tiến hành tổ chức gia công. Trong khi thực hiện gia công bên đặt gia công có thể chuyển giao máy móc thiết bị và các chuyên gia sang phục vụ quá trình thực hiện gia công. Bên nhận gia công có thể đi mua nguyên phụ liệu nếu được sự đồng ý của bên đặt gia công. Sau khi thực hiện song quá trình gia công hai bên tiến hành giao nhận thành phẩm và thanh lý hợp đồng, và bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công khoản tiền gọi là phí gia công.
    * Phương thức mua đứt bán đoạn.
    Đây là hình thức dựa trên hợp đồng mua bán với nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công. Sau thời gian sản xuất sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Hợp đồng này còn quy định số sản phẩm làm ra với số lượng nguyên liệu nhất định và phải bán lại cho bên đặt gia công.
    Như vậy thông qua phương thức này ta thấy nó không những nâng cao được trình độ kỹ thuật cho cán bộ công nhân làm công tác thiết kế mẫu mã, mà còn làm tăng hiệu quả sản xuất, không còn phải nhận một khoản chi phí rất ít từ phía khách hàng nước ngoài trả nữa. Hơn nữa còn giúp ta chủ động trong vấn đề giá cả. Từ đó nâng cao một phần giá trị của hàng hoá sản xuất ra, lao động cũng nâng cao được tay nghề và có trách nhiệm trong việc sản xuất hơn.
    * Phương thức kết hợp.
    Đây cũng là phương thức phổ biến áp dụng đối với hình thức gia công của nước ta hiện nay. Thông qua hình thức này bên đặt gia công chỉ giao nguyên phụ liệu chính cùng các tài liệu kỹ thuật, còn bên nhận gia công cung cấp những phụ liệu.
    Gia công theo hình thức này nước nhận gia công có thể bán một phần nguyên liệu trong nước theo gía quốc tế, nhưng việc bán nguyên phụ liệu chính như vải, sợi trong nước sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Không những vậy nó còn làm tăng khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
    II. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA .
    Do đặc điểm của gia công, đặc biệt gia công hàng may mặc cần nhiều lao động sống nên nó có vai trò tạo công ăn việc làm để đảm bảo đời sống cho người lao động, phát triển và mở rộng quy mô, gia công may mặc sẽ giải quyết được nạn thất nghiệp, mở rộng thị phần ở nước ngoài. Nó mang lại lợi ích xã hội to lớn, nó tác động làm giảm tệ nạn xã hội góp phần đảm bảo an ninh trật tự xã hội.
    Làm tăng tích luỹ cho đất nước, là nguồn thu đáng kể về ngoại tệ đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển.
    Khi tiến hành gia công may mặc xuất khẩu có cơ hội tiếp thu và làm quen với công nghệ mới, nâng cao tay nghề cho người lao động. Do các nước đặt gia công thường là nước phát triển hoặc đang phát triển nên họ trả tiền công lao động cao hơn, họ thuê gia công với mục đích giảm phí gia công, từ đó hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh bởi nhiều nước nhận gia công thường là nước nghèo nền công nghiệp chưa phát triển, tiền công lao động thấp.
    Hình thành cách quản lý mới, để hoạt động sản xuất có hiệu quả đòi hỏi phải tổ chức sản xuất cho phù hợp, dẫn tới cách quản lý công nghiệp dần dần hình thành.
     
Đang tải...