Luận Văn một số kiến nghị mong hoàn thiện hơn nữa pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    một số kiến nghị mong hoàn thiện hơn nữa pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng con đường toà án.
    Hoạt động kinh doanh, thương mại là một hoạt động có từ rất xa xưa trên thế giới. Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện các thương gia, các nhà buôn và giữa họ diễn ra các hoạt động trao đổi hàng hoá. Chính các hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Ngày nay, khái niệm kinh doanh, thương mại ngày càng được hoàn thiện và mở rộng hơn để phù hợp với sự phát triển của xã hội, nó không chỉ còn là một khái niệm chung chung mà đã được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật. Hầu hết các quốc gia đều có các văn bản pháp luật để điều chỉnh, mặc dù có thể tên gọi có thể khác nhau. Như ở Nhật Bản và Thái Lan thì văn bản pháp luật điều chỉnh là Bộ luật thương mại, còn ở Philipin và Việt Nam thì văn bản đó là Luật thương mại. Khái niệm kinh doanh, thương mại còn được quy định trong nhiều Hiệp định quan trọng của các tổ chức như ASEAN, WTO, trong luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của UNCITRAL. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm và phức tạp nên việc xảy ra tranh chấp là một vấn đề khó tránh khỏi. Nhìn chung, hiện nay trên thể giới có 4 phương thức giải quyết cơ bản đó là: thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại và tại toà án. Tuỳ và đặc điểm của mỗi quốc gia mà phương thức giải quyết nào được sử dụng phổ biến hơn. Ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng con đường toà án đang là phương thức giải quyết thông dụng và phổ biến nhất hiện nay. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng con đường toà án mang tính cưỡng chế cao và các bên không cần phải có sự thoả thuận trước.
    Hà Nội là một thành phố lớn tập trung rất nhiều hoạt động của đất nước. Trong đó thì hoạt động kinh doanh, thương mại diễn ra rất sôi động, điều đó cũng dẫn tới một thực tế là có rất nhiều tranh chấp giữa các bên trong quan hệ này. Do đó Toà án nhân dân Hà Nội nói chung và Toà kinh tế nói riêng với tư cách là toà án cấp tỉnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp này.
    Trong phạm vi nghiên cứu của chuyên đề này, tôi không nghiên cứu toàn bộ các vấn đề về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại mà chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề cơ bản như về thẩm quyền của toà án, trình tự thủ tục giải quyết tại phiên toà sơ thẩm và thực tiễn giải quyết tại Toà kinh tế - Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
    Cơ cấu của chuyên đề gồm 3 chương:
    Chương 1: Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại bằng con đường toà án
    Chương 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về kinh doanh thương mại tại Toà kinh tế Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
    Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thời gian tới
     
Đang tải...