Luận Văn Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu và việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyê

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

    CHƯƠNG III
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

    1. KHÁI QUÁT CHUNG
    1. Những thành tựu đạt được
    Công ty Bánh kẹo Hải Châu có quá trình hình thành và phát triển trên 30 năm. Trong quá trình đó Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, thách thức. Nhưng đến nay, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp sản xuất có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả. Trong những năm qua tập thể Công ty đã không ngừng phấn đấu để xây dựng Công ty ngày một vững mạnh hơn xứng đáng với thương hiệu "Hải Châu chỉ có chất lượng vàng". Để đạt được những thành tựu đó phải kể đến công sức lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty nói chung và đặc biệt là phòng kế toán tài chính nói riêng. Trong Công ty, công tác kinh tế rất được chú trọng bởi đây là nơi cung cấp các thông tin về sản phẩm, xác định lãi lỗ trong kinh doanh của Công ty. Nhìn chung bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty là một doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn hoạt động tập chung với nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đội ngũ kế toán của Công ty có trình độ vững vàng. Công ty cũng đã thực hiện chuyên môn hóa lao động kế toán, mỗi người phụ trách một phanà hành cụ thể, không chồng chéo đảm bảo trách nhiệm của từng người trong công việc và thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao.
    Công tác kế toán NVL của Công ty là một trong những công tác quan trọng bởi chi phí về NVL thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Do đó Công ty rất chú trọng đến công tác kế toán NVL và điều đó được thể hiện ở một số ưu điểm sau:
    Thứ nhất: Trong công tác quản lý NVL Công ty đã có nhiều chú trọng từ khâu thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng.
    * Đối với công tác thu mua: Công ty có một đội ngũ cán bộ thu mua tương đối linh hoạt, am hiểu về chất lượng và thị trường nên việc thu mua NVL tương đối ổn định. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên ký hợp đồng với các nhà cung cấp có mặt hàng tốt, chất lượng cao, giá cả phù hợp, luôn đảm bảo đúng, đủ về số lượng cũng như quy cách phẩm chất của NVL, giao hàng đúng hẹn và kịp thời để Công ty có thể sử dụng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm được tiến hành liên tục.
    * Đối với công tác dự trữ, bảo quản Công ty có một hệ thống kho được tổ chức một cách khoa học bảo quản hợp lý theo tính năng công dụng cũng như yêu cầu bảo quản của từng NVL phù hợp với tính chất lý hóa của từng loại vật tư. Bên cạnh đó Công ty đã xây dựng được định mức dự trữ NVL tối đa và tối thiểu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Ngoài ra với đội lý quản lý kho có tinh thần trách nhiệm cao cũng như trình độ chuyên môn cao thì việc quản lý NVL được thực hiện khá nề nếp, bảo đảm vật tư được quản lý chặt chẽ, tránh được tình trạng thất thoát vật tư gây thiệt hại cho Công ty.
    * Đối với công tác sử dụng: Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao NVL cho từng sản phẩm tương đối chính xác. Thông qua hệ thống định mức tiêu hao vật liệu công cụ dụng cụ, NVL sẽ được xuất kho sử dụng đúng mục đích, tránh thất thoát, lãng phí. Ví dụ như trong quá trình sản xuất các loại bánh, người tổ trưởng đã tổ chức thu gom ngay NVL còn thừa sau khi cắt khuôn, đồng thời loại bỏ những chiếc bánh bị vỡ, bị hỏng giao cho bộ phận đánh trộn bột chế biến để tái chế nhằm đưa vào sản xuất. Việc làm này vừa tiết kiệm về NVL vừa giảm thiểu được sự vận chuyển đến nơi sản xuất .
    Thứ hai: Về phương pháp hạch toán tổng hợp NVL được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX), với phương pháp này thì NVL được quản lý chặt chẽ không chỉ theo dõi số tồn mà còn theo dõi tình hình biến động tăng giảm của vật tư nhằm cung cấp thông tin một cách thường xuyên, kịp thời.
    Sổ kế toán tổng hợp mà Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung đây là hình thức ghi sổ đơn giản phù hợp với doanh nghiệp và đặc biệt có nhiều thuận lợi khi sử dụng máy tính trong xử lý thông tin kế toán trên sổ.
    Về hạch toán chi tiết NVL theo dõi tình hình nhập xuất tồn theo phương pháp thẻ song song có ưu điểm rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và phát hiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập xuất tồn kho của từng danh điểm NVL kịp thời chính xác.
    Thứ ba: Về việc phân loại NVL Công ty dựa vào bộ chữ số để đánh kí hiệu mã vật tư cho các danh điểm NVL một cách có trình tự. Việc phân loại này rất thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán chi tiết NVL.
    Về phương pháp tính giá của hàng xuất kho NVL theo phương pháp BQGQ cơ ưu điểm là phù hợp với doanh nghiệp có số lần nhập xuất NVL nhiều do đó giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm NVL.
    Thứ tư: Về phương pháp hạch toán các trường hợp tăng, giảm NVL kế toán Công ty tiến hành rất cơ bản phù hợp với chế độ kế toán đã ban hành của Bộ tài chính. Định khoản và lên sổ sách kế toán theo đúng trình tự, đầy đủ đảm bảo cung cấp thông tin số liệu kịp thời, chính xác cho ban lãnh đạo công ty và cho việc quản lý NVL tại Công ty.
    Thứ năm: Công ty đã có hệ thống máy vi tính nối mạng đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý cũng như cho công tác kế toán trong Công ty. Với chương trình máy tính được viết riêng, phù hợp với công tác kế toán của Công ty nên việc hạch toán được tiến hành dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng. Máy tính được sử dụng đã trở thành công cụ đắc lực trong công tác hạch toán nói chung cũng như công tác kế toán NVL nói riêng.
    2. Những tồn tại và hạn chế
    Bên cạnh những ưu điểm trong công tác tổ chức quản lý hạch toán NVL thì việc hạch toán kế toán vật tư cũng gặp phải những hạn chế và khó khăn nhất định. Do đó cần sớm khắc phục và hoàn thiện những hạn chế này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin cho công tác quản lý. Những nhược điểm còn tồn đọng đó là:
    Thứ nhất: Việc tổ chức quản lý thu mua, dự trữ, bảo quản NVL được tiến hành rất tốt tuy nhiên công tác kiểm kê NVL trong kỳ của doanh nghiệp làm chưa nghiêm. Việc tiến hành kiểm kê chưa được tổ chức theo quy mô lớn và chưa xác định đây là nhân tố tương đối quan trọng trong bảo quanr NVL. Nếu việc kiểm tra không được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc sẽ dẫn đến hao hụt, hỏng hóc . làm ảnh hưởng đến tài chính của doanh nghiệp.
    Thứ hai: Về phương pháp hạch toán tổng hợp NVL ở Công ty sử dụng hình thức Nhật ký chung nhưng lại không sử dụng sổ Nhật ký đặc biệt làm cho công tác kế toán không được giảm nhẹ. Mặc dù sử dụng Nhật ký đặc biệt sẽ có nhược điểm là ghi trùng lặp giữa Nhật ký chung và Nhật ký đặc biệt nhưng nếu sử dụng cả hai loại nhật ký này sẽ có ưu điểm là những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên sẽ được ghi riêng thuận tiện cho việc theo dõi quản lý.
    Về phương pháp hạch toán chi tiết NVL theo hình thức sổ song song có nhược điểm là chỉ sử dụng được khi doanh nghiệp có ít danh điểm NVL phương pháp này dễ ghi trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về số lượng và hiện vật.
    Hiện nay ở Công ty không sử dụng bảng phân bổ NVL, việc này cũng sẽ gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin và kiểm tra số lượng vật tư xuất cho các phân xưởng trong kỳ.

     
Đang tải...