Thạc Sĩ Một số kiến nghị, giải pháp cho các doanh nghiệp Thương mại Việt Nam tồn tại và đứng vững khi Việt N

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một số kiến nghị, giải pháp cho các doanh nghiệp Thương mại Việt Nam tồn tại và đứng vững khi Việt Nam gia nhập WTO
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI
    Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là nhiệm vụ quan trọng nhất của
    Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua thực hiện
    chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội
    nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp
    tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức
    quốc tế như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế
    Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), đã ký Hiệp
    định thương mại song phương với nhiều nước thuộc các Châu lục khác nhau, trong
    đó đặc biệt là Hiệp định thương mại với Hoa Ký. Đây là bản Hiệp định mà thông
    qua đó, Việt Nam cam kết thực hiện quan hệ thương mại trên cơ sở những chuẩn
    mực pháp luật quốc tế và của WTO.
    Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay,
    vấn đề này đã được kề cập trong văn kiện Đại hội IX của Đảng “Tiếp tục mở rộng
    quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương, đa dạng hoá; chủ động hội nhập
    kinh tế quốc tế, thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương
    như AFTA, BTA, tiến tới gia nhập WTO”. Tại Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành
    trung ương khoá IX cũng nhận định “Tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
    thực hiện có hiệu quả những cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị
    tốt những điều kiện trong nước để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
    WTO”
    Thực tế cho thấy việc gai nhập WTO là xu thế khách quan phù hợp với tiến
    trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên thế giới,
    phù hợp với xu thế phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam hiện nay và những năm
    đầu của thế kỷ 21. Hiện nay đã có 148 nước gia nhập WTO, 20 nước đang tiến hành
    đàm phán gia nhập, điều đó cho thấy WTO ngày càng có vai trò quan trọng trong sự
    phát triển của kinh tế, thương mại thế giới và có sức hấp dẫn hơn đối với các nền
    kinh tế của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu. Việt Nam gia nhập WTO là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa có thới
    cơ và cả thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Doanh nghiệp thương mại là một tế
    bào trong nền kinh tế, do đó các doanh nghiệp thương mại cũng bị tác động bởi sự
    kiện này. Với sức ép thời gian gia nhập WTO đã gần kề, các doanh nghiệp thương
    mại cần phải tìm hiểu rõ về cơ chế hoạt động của tổ chức này; nó có tác động như
    thế nào đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại?,
    thuận lợi hay không thuận lợi? .Tìm hiểu các vấn đề trên để từ đó các doanh nghiệp
    thương mại kết hợp với tình hình hiện tại của mình mà đề ra chiến lược kinh doanh
    để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Đây cũng là lý do của việc nghiên cứu đề
    tài “Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam
    gia nhập WTO”. Đề tài rất có ý nghĩa khoa học và thực tiển để đóng góp vào hiệu
    quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói riêng, nền kinh tế
    Việt Nam nói chung cũng như vấn đề xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm
    cho người lao động
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
    - Nghiên cứ một cách có hệ thống về Tổ chức WTO và cơ chế điều hành của tổ
    chức WTO
    - Nghiên cứu những ưu đãi theo qui định của WTO dành cho các nước đang
    phát triển như Việt Nam
    - Nghiên cứu những kinh nghiệm đối phó những tác động của một số nước
    thành viên WTO, các nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam để rút ra bài học
    cho Việt Nam
    - Xác định sự cần thiết phải gia nhập WTO của Việt Nam
    - Đánh gia tình hình hoạt động thương mại của Việt Nam và các doanh nghiệp
    thương mại trước ngưỡng cửa gia nhập WTO
    - Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam
    gia nhập WTO
    - Đề suất các kiến nghị, giải pháp để các doanh nghiệp thương mại tồn tại và
    đứng vững khi Việt Nam gia nhập WTO 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đề tài giới hạn trong phạm vi đối tượng ngiên cứu và thời gian nghiên cứu
    * Về đối tương nghiên cứu
    - Tổ chức thương mại thế giới WTO
    - Trung Quốc
    - Nhật Bản
    - Việt Nam
    - Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam: là những doanh nghiệp chủ yếu
    thực hiện các hoạt đọ6ng thương mại (thông qua các hoạt động mua bán trên thị
    trường, doanh nghiệp thương mại vừa làm dịch vụ cho người bán, vừa làm dịch vụ
    cho người mua và đáng ứng lợi ích của chính mình là có lợi nhuận)
    * Về thời gian nghiên cứu
    - WTO: từ thời điểm WTO kế thừa GATT trên cơ sở Hiệp định thành lập
    WTO năm 1994
    - Việt Nam: 2001-2004
    - Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam: từ 2000-2003
    4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUNA ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
    ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
    Trong thời gian qua, đã có khá nhiều bài viết, tham luận ngắn (từ 3 đến 4
    trang) đăng trên tạp chí hay phát biểu tạo một số hội thảo xoay quanh một số vấn đề
    nâng cao năng lực các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập, Tuy nhiên, những
    bài viết này chỉ nếu lên một số khía cạnh nhất định. Năm 2005, Nhà xuất bản Lao
    động- Xã hội đã phát hành quyển sách “Nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh
    nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả là TS. Nguyễn
    Vĩnh Thanh. Đề tài này, như tên gọi của nó là nghiên cứu và đưa ra các giải pháp
    nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại, nhưng không đi sâu nghiên
    cứu những tác động thuận lợi vá không thuận lợi đến các doanh nghiệp khi Việt
    Nam gia nhập WTO. Ngoài ra, cũng có hai đề tài của hai nhóm sinh viên thuộc
    nhóm ngành Khoa Học Xã Hội tham gia giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu Khoa
    học”, đó là “Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong
    tiến trình gia nhập WTO” thực hiện năm 2003 và đề tài “Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO- Những giải pháp đề ra” thực hiện năm
    2004 nhưng cả hai đề tài này chưa hệ thống một cách đầy đủ những vấn đề liên
    quan đến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng
    Luận văn này, có thể được xem là luận văn nghiên cứu một cách hệ thống khá
    toàn diện đến tình hình của các doanh nghiệp thương mại và dự báo những tác động
    cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ những
    góc nhìn nhận khác nhau trong nội dung của các tham luận, tham khảo các đề tài
    trên, tác giả đã kế thừa những quan điểm thống nhất, thêm vào đó là những kinh
    nghiệm đối phó những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại của một
    số nước thành viên WTO có đặc điểm kinh tế tương tự như Việt Nam và tiến trình
    hội nhập của Việt Nam, đồng thời những quan điểm cam kết của Việt Nam khi gia
    nhập WTO, tác giả đã tổng kết, phân tích, đánh giá để đưa ra cách nhìn tổng thể và
    hoàn thiện nhằm đưa ra những kiến nghị, giảm pháp đối với Nhà nước và các doanh
    nghiệp thương mại Việt Nam để các doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt, đối phó với
    những vấn đề bất trắc và tận dụng cơ hội để có thể tồn tại và đứng vững trong bối
    cảnh thời gian Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã gần kề
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    - Đề tài lấy quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng Cộng Sản
    Việt Nam về mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa và
    đa dạng hoá làm kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của mình
    - Đề tài tổng hợp những quan điểm, góc nhìn khác nhau của các tham luận;
    nghiên cứu kinh nghiệm của một sớ nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam và
    tình hình hiện tại của các doanh nghiệp thương mại để sử dụng các phương pháp
    phân tích, đánh giá và đi đến kết kết luận khoa học.
    6. NỘI DUNG
    Để thực hiện đực mục tiêu nghiên cứu, lau65n văn được cấu trúc thành 3
    chương: CHƯƠNG 1: WTO VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ NHỮNG TÁC ĐỘNG
    CƠ BẢN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC
    THÀNH VIÊN WTO
    Ở chưng này, tác giả trình bày tổng quan về WTO như lịch sử hình thành,
    nguyên tắc hoạt động và kinh nghiệm đối phó những tác động của một số nước
    thành viên WTO có điều kiện tương đồng như Việt Nam, từ đó luận văn rút ra bài
    học cho việt nam và những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển như
    Việt Nam
    CHƯƠNG 2: DỰ BÀO NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN ĐẾN CÁC
    DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
    Nội dung chương này, tác giả trình bày sự cần thiết của việc gia nhập WTO,
    tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng trình bày về tình
    hình hoạt động thương mại của Việt Nam và các doanh nghiệp thương mại Việt
    Nam, đánh giá những mặt còn tồn tại của các doanh nghiệp thương mại và dự báo
    những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam là thành
    viên chính thức của WTO
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH
    NGHIỆP TỒN TẠI VÀ ĐỨNG VỮNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
    Từ những thành tựu và các mặt tồn tại của các doanh nghiệp thương mại cũng
    như dự báo những tác động thuận lợi và không thuận lợi đến các doanh nghiệp
    thương mại khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đồng thời dựa
    vào quan điểm gai nhập WTO của Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải
    pháp nhằm tận dụng thời cơ, hạn chế thách thức để Việt Nam nói chung và các
    doanh nghiệp thương mại Việt Nam nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát
    triển bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...