Báo Cáo Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ của kinh tế thế giới, hiện, nay việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan. Đây là một quá trình khai thác các nguồn lực phát triển bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế các nước nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
    Việt Nam cũng vậy, với một nền kinh tế đang phát triển thì thương mại quốc tế đã tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giúp tăng nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH đất nước. Đồng thời góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên thị trường quốc tế và tạo điều kiện để Việt Nam tham gia bình đẳng trong các hoạt động giao lưu và quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy, Đảng và Nhà nước chủ trương thực hện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá quan hệ kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, gia nhập các tổ chức, các hiệp hội kinh tế khi cần thiết và có điều kiện. Đặc biệt là đối với các nước láng giềng có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tương đồng về văn hoá . như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo .
    Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng “ núi liền núi, sông liền sông”, quan hệ ngoại giao, văn hoá, thương mại giữa hai nước đã hình thành từ lâu, như một tất yếu khách quan và là mối quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị, xã hội trong lịch sử có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa bao giờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước. Chính vì vây, sau một thời kỳ sóng gió, với sự nỗ lực của cả hai bên quan hệ đã trở lại bình thường hoá vào cuối năm 1991. Từ đó đến nay quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ thương mại nói riêng đã phát triển ngày càng mạnh, bền vững và đang trở thành một trong “bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam”.
    Trong qua trình học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên ngành, quan tâm đến vấn đề “ Việt Nam trước thềm hội nhập khu vực và quốc tế” và ý thức được sự cần thiết của sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc nên em quyết định chọn đề tài: “ Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc”. Qua đề tài em chỉ mong muốn đưa ra một góc nhìn nhỏ về quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua và một số khuyến nghị phát triển cho tương lai. Nội dung của đề tài bao gồm ba chương:
    ChươngI: Tổng quan về thị trường Trung Quốc và sự cần thiết mở rộng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc.
    Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
    ChươngIII: Một số khuyến nghị phát triển thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ góc nhìn đối với doanh nghiệp.




    Lời mở đầu
    chương I: Tổng quan về thị trường Trung Quốc và sự cần thiết mở rộng mối quan hệ thương mại với Trung Quốc:


    I, Tổng quan về Trung Quốc.
    1, Đặc điểm vị trí địa lý kinh tế của Trung Quốc:
    2. Tình hình xuất nhập khẩu của Trung Quốc
    II. Sự cần thiết mở rộng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
    1. Lợi thế so sánh của Việt Nam và Trung Quốc.
    3.Một vài đặc điểm cần lưu ý ở thị trường Trung Quốc:


    Chương II: Thực trạng quan hệ Thương mại 2 nước từ 1991 đến nay.
    I. Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc trong giai đoạn 1991 đến nay:
    1. Kim ngạch xuất nhập khẩu:
    2. Cơ cấu xuất nhập khẩu:
    2.1. Hàng xuất khẩu
    2.2. Hàng nhập khẩu:
    3. Phương thức buôn bán:
    II. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc:
    1. Đặc điểm mối quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc:
    2. Thuận lợi:
    3. Khó khăn và tồn tại:
    III. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc trong thời gian tới:
    Chương III: Một số khuyến nghị phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ góc nhìn đối với doanh nghiệp
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...