Chuyên Đề Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vự

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH ÁP DỤNG MÔ HÌNH HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN (PPP) TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI VIỆT NAM


    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Thực tế cho thấy, sự yếu kém về kết cấu hạ tầng là một trong những rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, làm suy giảm sức hấp dẫn và tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.


    Theo đánh giá, nhu cầu vốn cho cơ sở hạ tầng (CSHT) giai đoạn 2010 - 2020 ước tính chiếm khoảng từ 10-11% GDP. Trong khi đó, theo ước tính, Tổng chi ngân sách cho đầu tư phát triển chung trong giai đoạn 2001-2010 khoảng 60 tỷ USD, chiếm khoảng 8,4% so với GDP; trong đó chi cho đầu tư phát triển CSHT như: giao thông thủy lợi, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khoảng 50%. Điều này cho thấy, khả năng nguồn vốn của Chính phủ khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu cho đầu tư cơ sở hạ tầng.


    Bên cạnh đó, hàng loạt các yếu tố kết hợp với nhau lại đang tạo ra một rào cản lớn về tài chính cho sự phát triển hạ tầng ở Việt Nam, như Việt Nam đang chuyển dần sang nước có thu nhập ở mức trung và phải đối mặt với các áp lực cạnh tranh lớn hơn để xây dựng các công trình CSHT đạt chất lượng quốc tế; các nguồn vốn vay ODA ngày càng trở nên eo hẹp; ngân sách chính phủ để phát triển CSHT không đủ đáp ứng các yêu cầu đầu tư vốn cho CSHT Các vấn đề này càng nhấn mạnh thêm sự cần thiết phải phát triển các phương thức huy động vốn thay thế để huy động các nguồn tài chính dài hạn cho phát triển CSHT.


    Giải pháp cho vấn đề này, cùng với việc huy động ở mức cao nguồn vốn đầu tư của nhà nước cũng như sự tài trợ của quốc tế, Việt Nam cũng đã và đang huy động từ khu vực tư nhân để tham gia phát triển kết cấu hạ tầng theo mô hình hợp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân (Public Private Partnership - PPP).


    PPP đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, PPP vẫn còn khá mới mẻ. Việc triển khai PPP trong đầu tư CSHT ở Việt Nam mới dừng lại ở mức thí điểm. Ngày 9.9.2008, Thủ tướng Chính phủ đã giao Tập đoàn Bitexco lập dự án đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - với tổng mức kinh phí lên tới 14.355 tỉ đồng, thời gian thi công 36 tháng. Đây mới được coi là dự án thí điểm PPP đầu tiên trong lĩnh vực CSHT tại Việt Nam.


    Nằm trong lộ trình thí điểm triển khai các dự án PPP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang xây dựng Quy chế thí điểm các dự án đầu tư phát triển CSHT theo hình thức PPP. Quy chế này sẽ quy định các điều kiện, thủ tục và một số chính sách thí điểm đối với các dự án đầu tư phát triển CSHT theo hình thức PPP. Các vấn đề cụ thể về lĩnh vực dự án thí điểm, một số tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, cũng như các quy định về sự tham gia của Nhà nước trong các dự án PPP; quy trình thực hiện dự án tuy vậy, tất cả mới dừng lại ở cấp độ ý tưởng hay mới bắt đầu thành hình.


    Để các dự án khả thi, cần thiết phải xây dựng một chính sách PPP toàn diện, ưu việt, cơ chế tài chính cụ thể và rõ ràng, minh bạch, tạo cơ chế thu hút đầu tư PPP trong lĩnh vực CSHT ở Việt Nam.


    Dựa trên những cơ sở đó, chuyên đề này đưa ra một số khuyến nghị chung trong việc đẩy mạnh việc áp dụng có hiều quả mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam, từng bước biến PPP trở thành hiện thực, góp phần quan trọng vào viêc thúc đẩy phát triển CSHT, tạo nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xuất phát từ bối cảnh nghiên cứu, đề tài sẽ giải quyết câu hỏi: Làm thế nào để đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam trong thời gian tới?
    Để trả lời cho câu hỏi, đề tài sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề sau đây:
    a) Trình bày những vấn đề cơ bản về CSHT. Định nghĩa về PPP. Phân tích các hình thức PPP chính và đặc điểm của chúng. Ưu điểm của PPP so với các hình thức đầu tư khác trong lĩnh vực CSHT.
    b) Trình bày khái quát về tình hình triển khai áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam trong thời gian qua. Phân tích những khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai đó.
    c) Triển vọng về đầu tư CSHT Việt Nam, đặt trong xu thế chung của quốc tế và khu vực. Xuất phát từ thực tế triển khai thời gian qua cùng với những triển vọng về đầu tư CSHT ở Việt Nam, cần làm gì để đẩy mạnh việc áp dụng mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân (PPP) trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam trong thời gian tới.

    3. Kết cấu của chuyên đề

    Kết cấu của chuyên đề bao gồm ba phần như sau
    Chương I: Một số lý luận cơ bản về mô hình hợp tác Nhà nước – Tư nhân trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam
    Chương II: Tổng quan chung về việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT trên thế giới và ở Việt Nam
    Chương III: Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam thời gian tới


    Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Hoa – Bộ môn Kinh tế Công cộng, Khoa Kế hoạch và Phát triển, anh Đoàn Văn Minh – người trực tiếp hướng dẫn và các anh chị trong ban Phát triển hạ tầng – Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu chuyên đề thực tập này.
    Do hạn chế về thời gian, trình độ và dữ liệu, kiến thức thực tế nên chuyên đề này khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của cô giáo, các anh chị trong đơn vị thực tập, và các bạn để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 4
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC NHÀ NƯỚC - TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT 7
    1. Một số vấn đề cơ bản về Cơ sở hạ tầng 7
    1.1. Khái niệm và phân loại CSHT 7
    1.1.1. Khái niệm CSHT 7
    1.1.2. Phân loại CSHT 8
    1.2. Đặc điểm của CSHT và huy động vốn trong đầu tư CSHT8
    1.2.1. Đặc điểm của CSHT 8
    1.2.2. Huy động vốn trong đầu tư CSHT 9
    1.3. Vai trò của CSHT trong phát triển – tăng trưởng Kinh tế Xã hội11
    1.3.1. Mối liên hệ giữa Cơ sở hạ tầng, tăng trưởng và đói nghèo 11
    1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng và tăng trưởng 11
    1.3.1.2. Cơ sở hạ tầng và đói nghèo 15
    2. Một số vấn đề cơ bản về mô hình hợp tác nhà nước – tư nhân trong lĩnh vực Cơ sở hạ tầng (PPP) 16
    2.1. Khái niệm PPP 16
    2.2. Các hình thức PPP chính và đặc điểm 16
    2.2.1. Các đặc điểm của Nhượng quyền Tư nhân 19
    2.2.2. Các đặc điểm của Nhượng quyền Nhà nước 20
    2.2.3. Các đặc điểm của Nhượng quyền hỗn hợp 21
    2.3. Điều kiện áp dụng PPP cho một dự án 22
    2.4. Những ưu điểm chính của PPP 22


    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 26
    1. Một vài nét sơ lược về đầu tư PPP trong lĩnh vực CSHT trên thế giới 26
    1.1. Đầu tư lĩnh vực CSHT trên thế giới hiện nay 26
    1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực trong việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư Cơ sở hạ tầng 29
    1.2.1. Philippines 30
    1.2.1.1. Sơ lược về quá trình áp dụng PPP trong lĩnh vực CSHT tại Philippines 30
    1.2.1.2. Nghiên cứu điển hình - Dự án đường cao tốc Luzon (NLEX) 31
    1.2.2. Lào 34
    1.2.2.1. Sơ lược về quá trình áp dụng PPP trong lĩnh vực CSHT tại Lào 34
    1.2.2.2. Nghiên cứu điển hình: Dự án Thủy điện Nam Theun 2 (NT2) 34
    1.2.3. Bài học cho Việt Nam 37
    1.3. Quá trình áp dụng triển khai PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam 37
    1.3.1. Bối cảnh áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam 37
    1.3.1.1 Tính cấp thiết của việc áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT ở Việt Nam 37
    1.3.1.2. Những chuẩn bị của Việt Nam trong việc áp dụng PPP trong đầu tư CSHT giai đoạn tới 39
    1.3.2. Những kết quả ban đầu khi áp dụng PPP trong lĩnh vực CSHT ở Việt Nam thời gian qua 41
    1.3.3. Hạn chế trong việc áp dụng PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT thời gian qua và nguyên nhân của chúng 42
    1.3.3.1. Hạn chế 42
    1.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế 42


    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH PPP TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ CSHT TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 45
    1. Triển vọng đầu tư CSHT tại Việt Nam giai đoạn tới 45
    1.1. Hạ tầng GTVT 45
    1.2. Hạ tầng Năng lượng – Điện Nước 51
    1.3. Hạ tầng Viễn thông 52
    2. Một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh việc áp dụng mô hình PPP trong lĩnh vực đầu tư CSHT tại Việt Nam thời gian tới 53
    2.1. Giải quyết các Vấn đề Pháp lý và Quản lý Nhà nước về PPP 53
    2.1.1. Xây dựng khung pháp lý cho phát triển khu vực tư nhân và PPP 53
    2.1.2. Sự rõ ràng trong pháp luật về PPP 54
    2.1.3. Các vấn đề quản lý nhà nước 54
    2.1.3.1. Thành lập một ủy ban quản lý PPP cấp trung ương. 55
    2.1.3.2. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của khu vực Nhà nước 55
    2.2. Nâng cao năng lực thực hiện và quản lý 56
    KẾT LUẬN 57


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
     
Đang tải...