Tài liệu Một số khía cạnh về giới trong pháp luật đình chỉ quan hệ vợ chồng cần quan tâm khi giảng dạy môn họ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tiếp cận về gia đình từ góc độ giới - một yêu cầu khách quan trong giảng dạy môn học luật hôn nhân và gia đình
    Gia đình được nghiên cứu dưới nhiều
    góc độ khác nhau như triết học, kinh tế, xã hội, văn hoá, pháp luật. Những năm gần đây, gia đình còn được tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ giới. Phương pháp điều tra xã hội học và tiếp cận giới được áp dụng trong nghiên cứu về gia đình tạo cơ sở lí giải các hiện tượng xảy ra trong đời sống gia đình một cách khách quan, tránh được những “nhận định chủ quan, nghiêng về khía cạnh đạo đức, một khuynh hướng chủ đạo trong các công trình nghiên cứu về gia đình trước
    đây”.(1) Cách tiếp cận và nghiên cứu về gia
    đình theo quan điểm giới tạo cơ sở nhìn nhận một cách khái quát, chính xác các vấn đề quan trọng của gia đình trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Đó là cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật điều chỉnh các quan hệ gia đình, trong đó có quan hệ vợ chồng, phù hợp với thực tế khách quan.
    Dưới góc độ giới, quan hệ gia đình có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau như phân công lao động theo giới trong gia đình; bất bình đẳng giới; bạo lực gia
    đình (2) Những khía cạnh đó chịu ảnh
    hưởng của các điều kiện kinh tế xã hội, các





    quan niệm đạo đức truyền thống, phong tục tập quán, văn hoá và được thể hiện rõ rệt trong quan hệ vợ chồng, có thể gây ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực nhất định đối với sự phát triển bền vững của gia đình. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, ở nước ta không có hiện tượng tan rã gia đình, không có lối sống gia đình không có hạt nhân” như ở phương Tây nhưng lại có sự khủng hoảng giữa các thế hệ: Ông bà, cha mẹ, con cháu, có thể dẫn gia đình đến chỗ
    thiếu ổn định”.(3) Trong gia đình hiện nay,
    quan hệ vợ chồng có thể nói là quan hệ trung tâm. Vì vậy, sự điều chỉnh của pháp luật cũng như việc giảng dạy pháp luật nói chung cần xem xét quan hệ vợ chồng một cách biện chứng, trong sự vận động và tác động qua lại của các điều kiện kinh tế xã hội tới gia đình, tới vợ chồng, để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm củng cố sự bền vững và duy trì được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình.
    Bài viết này chỉ bàn tới một số nội dung về giới nên chú ý khai thác và có thể kết hợp khi giảng dạy môn Luật hôn nhân và gia đình nhằm làm phong phú hơn bài giảng, đảm bảo sự gắn kết giữa lí thuyết và thực





    tiễn, qua đó có thể giúp người học có quan điểm giới trong việc nhận thức, nghiên cứu, vận dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng trong cuộc sống, học tập và công tác.
    2. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ vợ chồng nhìn từ góc độ giới - những điểm đã đạt được và những hạn chế cần khắc phục
    Pháp luật phản ánh các điều kiện kinh tế
    xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Do đó, các quy phạm pháp luật phải phản ánh và phù hợp với đặc điểm khách quan của quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Các kết quả nghiên cứu về gia đình, về quan hệ vợ chồng từ góc độ giới là những luận chứng khách quan, phản ánh thực trạng bình đẳng giới giữa vợ và chồng trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, đó là cơ sở khoa học để nghiên cứu sửa đổi pháp luật sao cho phù hợp với thực tế và đảm bảo hiệu quả điều chỉnh của pháp luật. Vì vậy, khi giảng dạy cần khai thác tính đầy đủ, tính phù hợp và đặc biệt là tính khả thi của các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng, đồng thời xem xét tính nhạy cảm giới của các quy phạm đó.
    Có thể nói các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình phản ánh tương đối đầy đủ nhất quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng cả trong quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc quan hệ chung sống như vợ chồng không đăng kí kết hôn ở cả hai góc độ: Quyền nhân thân và quyền tài sản.
    2.1. Về quyền nhân thân
    Việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng kí kết hôn từ ngày 1/1/2001 sẽ không được công nhận có quan



    hệ vợ chồng. Thái độ của nam và nữ đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng khác nhau. Nam giới tỏ ra chấp nhận vấn đề này hơn nữ giới, đồng thời nữ giới có thái độ cởi mở hơn trong việc “chấp nhận” người nam giới có quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng lại khắt khe hơn với chính giới mình về vấn đề này. Tỉ lệ nữ giới “đồng ý” với hiện tượng đàn ông có thể quan hệ tình dục với một người phụ nữ mà không chắc chắn lấy làm vợ cao hơn gấp 4 lần so với tỉ lệ “đồng ý” với hiện tượng phụ nữ có thể quan hệ tình dục với một người đàn ông không chắc chắn lấy làm chồng, trong khi đó sự
    khác biệt này ở nam giới chỉ là 1,7 lần.(4)
    Song không phải ai cũng hiểu và nhận thức được đầy đủ hậu quả pháp lí của quy định tại Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình, nhất là đối với người phụ nữ. Khi giảng dạy, cần nhấn mạnh về khía cạnh này để giúp người học, nhất là sinh viên nữ, ý thức được hậu quả của hành vi chung sống như vợ chồng mà không kết hôn. Hậu quả của việc chung sống không kết hôn đối với nữ giới thường nặng nề hơn. Hậu quả đó có thể là sự suy giảm về sức khoẻ, gánh nặng của việc nuôi con một mình, không có chỗ ở, khó khăn về kinh tế, khó khăn hơn trong việc xây dựng gia đình so với nam giới Những điều đó đòi hỏi phải nâng cao nhận thức cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn - những người ít có cơ hội giao tiếp, học tập, để họ có thể tự bảo vệ mình. Mặc dù pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phụ nữ và con chưa thành niên trong những trường hợp chung sống không kết hôn hoặc kết hôn trái pháp luật, song thực tiễn cho thấy, hiệu quả của



    việc này không cao, những hậu quả tiêu cực vẫn xảy ra và người phụ nữ phải gánh chịu.
    Trong quan hệ vợ chồng, hành vi ngoại
    tình có thể xảy ra từ cả hai phía. Song hành vi này dễ xảy ra ở nam giới hơn nữ giới và điều quan trọng là nữ giới tỏ ra thông cảm và chấp nhận hiện tượng người chồng ngoại tình nhiều hơn (6,5%) là người vợ ngoại tình
    (2,1%).(5) Như vậy, giới nữ thông cảm với
    nam nhiều hơn với chính giới mình trong những hoàn cảnh tương tự và có lẽ vì vậy mà phụ nữ thường dễ tha thứ cho hành vi ngoại tình của người chồng đối với mình hơn là ngược lại. Từ khía cạnh này có thể giải thích vì sao khi người vợ ngoại tình thì gia đình sẽ dễ tan vỡ hơn. Điều đó là do những đặc điểm tâm lí khác nhau giữa nam và nữ, cách giáo dục và những yêu cầu đạo đức truyền thống, điều kiện kinh tế chi phối đến nhận thức, quan điểm, cách xử sự của nam và nữ. Điều này phần nào phù hợp với quan điểm cho rằng: “Văn hoá Việt Nam cho thấy người phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm về hạnh phúc gia đình, họ có bổn phận lớn hơn trong giáo dục và nuôi dạy con cái so với nam
    giới”.(6) Song ở khía cạnh khác lại cần thấy,
    tâm lí và cách xử sự nhún nhường, nhẫn nhục như vậy cũng đã trói buộc chính người vợ, làm cho người chồng thiếu hoặc không tôn trọng vợ, dẫn đến việc người chồng có thể vẫn tiếp tục hành vi ngoại tình. Hành vi ngoại tình, dù từ bất cứ ai, cũng ảnh hưởng tiêu cực không chỉ tới bản thân vợ chồng mà còn đến hạnh phúc gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng xấu tới sự phát triển nhân cách của các con. Vì vậy, pháp luật cần có biện pháp hạn chế hành vi ngoại tình bằng việc quy



    định chặt chẽ, cụ thể hơn các chế tài cần thiết đối với người có hành vi đó, như phạt tiền, không cho chăm sóc, giáo dục con, chia tài sản ít hơn nếu li hôn vì có lỗi làm tan vỡ gia đình, hạn chế năng lực hành vi của người có hành vi ngoại tình do đã phá tán tài sản của gia đình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...