Tiểu Luận Một số khái niệm về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.1. Văn hóa
    Nói về văn hóa đó là tổng thể những nét đặc trưng tiêu biểu nhất của một xã hội, thể hiện trên các mặt vật chất, tinh thần, tri thức và tình cảm, biểu hiện sức sống, sức sáng tạo của một dân tộc. Ta có thể thấy ở văn hóa nổi lên những đặc trưng cơ bản nhất là tính nhân sinh, tính giá trị, tính hệ thống và tính lịch sử.
    Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới việc phát huy những năng lực, bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội .Do đó, khái niệm văn hóa chứa đựng bản chất nhân văn, nhân bản. Cơ sở của hoạt động văn hóa là khát vọng hướng tới cái chân, cái thiện và cái mỹ. Có thể coi đó là ba trụ cột vĩnh hằng của sự phát triển văn hóa nhân loại. Chừng nào cái cái chân, cái thiện, cái mỹ bị lãng quên chừng đó văn hóa sẽ xuống dốc [ 35, tr.12].
    Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “Văn hóa” được những nhà nhân loại học phương tây sử dụng như là một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới cơ thế giới có thể chia ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hóa hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát triển tạo thành văn minh, E.B Taylo là đại diện của họ. Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được, với tư cách là một thành viên của xã hội.
    Ở thế kỷ XX, khái niệm văn hóa thay đổi theo (F.Boas) ý nghĩa văn hóa được qui định do khung giải thích riêng chứ không phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hóa từng dân tộc cũng không phải theo tiêu chuẩn trí, lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hóa. Văn hóa không xét ở góc độ cao thấp mà xét ở góc độ khác biệt [66, tr.18].
    Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, thì văn hóa chỉ gắn liền với con người và xã hội loài người. Cội nguồn của sự tồn tại phát triển văn hóa là ở hoạt động sáng tạo của con người. V.I.Lênin, người kế tục sự nghiệp của C. Mác và Ph. Ăngghen từ quan điểm xem xét văn hóa với tư cách là sự phát triển bản chất của con người đã nhấn mạnh, phân tích sâu thêm mặt xã hội của văn hóa với cách tiếp cận từ hình thái kinh tế. Người nhấn mạnh tính nhân loại, tính giai cấp, tính kế thừa của văn hóa. Đặc biệt xem cách mạng văn hóa như một bộ phận hữu cơ của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    Khi tiếp nhận tư tưởng cách mạng của Mác-Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, tinh hoa văn hóa thế giới và các giá trị văn hóa dân tộc, từ năm 1943 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa ở cấp độ khái quát ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương pháp sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [28, tr.17]. Cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm những gì không phải là của thiên nhiên mà liên quan tới con người trong quá trình tồn tại, phát triển quá trình con người làm nên lịch sử ” [66, tr.21].
    Hoặc theo định nghĩa của UNESCO, trong ý nghĩa rộng nhất,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...