Thạc Sĩ Một số hợp chất Tritecpenoit tách được từ vỏ cây vối (Cleistocalyx Operculatus (Roxb) Merr. Et Perry

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
    NĂM 2011


    Mục lục
    Danh sách bảng
    Danh sách hình
    Danh sách sơ đồ
    Bảng kí hiệu viết tắt.
    MỞ ĐẦU. .1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Đối tượng nghiên cứu 2

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .3
    1.1. CHI VốI .3
    1.1.1. Đại cương về thực .3
    1.1.2. Đặc điểm thành phần hoá học 4
    1.1.3. Giới thiệu một số cây thuộc chi Syzygium 4
    1.1.3.1. Cây gioi (Syzygium jambos) .4
    1.1.3.2. Cây Mận 9
    1.1.3.3. Cây Sắn thuyền. .11
    1.1.3.4. Cây Đing hương .13
    1.2. Cây Vối 18
    1.2.1. Tên gọi .18
    1.2.2. Phân bố 18
    1.2.3. Mô tả thực vật .18
    1.2.4. Thành phần hóa học cây Vối 19
    1.2.5. Tác dụng dược lí .31

    CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM 33
    2.1. Phương pháp nghiên cứu .33
    2.1.1. Phương pháp lấy mẫu 33
    2.1.2. Phương pháp phân tích, tách và phân lập các hợp chất .33
    2.1.3. Phương pháp khảo sát cấu trúc các hợp chất .33
    2.2. Thực nghiệm .33
    2.2.1. Thiết bị và hoá chất .33
    2.2.2. Tách và xác định cấu trúc hợp chất .34
    2.2.3. Xác định cấu trúc các hợp chất 38

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .39
    Xác định cấu tạo các hợp chất 39
    3.1. Xác định cấu tạo hợp chất A (TDV 9) .39
    3.2. Xác định cấu tạo hợp chất B (TDV 7) 55
    Kết luận .73
    Tài liệu tham khảo .74

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao do vậy thiên nhiên Việt Nam rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại thực vật và động vật quý dùng làm thuốc chữa bệnh cũng như thức ăn hàng ngày. Trong đời sống của người dân Việt Nam từ xa xưa cho đến nay, đã có phong tục sử dụng các loài cây cỏ trong tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh (chủ yếu ở dạng chế phẩm thô). Các công trình nghiên cứu, điều tra các cây thuốc ở Việt Nam cho thấy số lượng các loài cây dùng để làm thuốc lên tới 1.850 loài phân bố trong 224 họ thực vật.
    Mặc dù cho đến nay, việc nghiên cứu hệ thực vật ở nước ta chưa được tiến hành một cách đầy đủ và quy mô, nhưng theo tổng hợp từ các nguồn tài liệu của nhiều tác giả thì ở Việt Nam hiện nay có trên 7.000 loài thực vật học bậc cao [15, 16], trong số đó đã có trên 2000 loài thực vật đã được nhân dân ta sử dụng làm nguồn lương thực, thực phẩm, lấy gỗ, tinh dầu, thuốc chữa bệnh Một trong các nhóm hợp chất có từ thiên nhiên là flavonoit có tác dụng rất lớn trong dược phẩm. Đó là nhóm các sắc tố có nguồn gốc từ thực vật có thể hoà tan trong nước, có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra màu sắc cho hoa, đặc biệt nó là chất chống oxi hoá. Flavonoit có mặt trong nhiều loại rau, quả, nhóm thực vật có nhiều tinh dầu, các vị thuốc nam, các đồ uống cổ truyền. Theo tài liệu của tạp chí cây thuốc quý, ở Việt Nam đã có khoảng 48 loại cây cỏ trồng hoặc mọc hoang được nghiên cứu có chứa hoạt chất nhóm flavonoit [2].
    Trong nhiều loài thực vật đó, họ Sim (Myrtaceae) cũng là một họ lớn, gồm khoảng 100 chi với gần 3000 loài phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và châu Đại Dương. ở nước ta, họ Sim chủ yếu được dùng để làm thuốc chữa bệnh, trong đó có cây vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb) merr. Et perry), thuộc chi Syzygium. Cây vối mọc hoang hoặc được trồng tại hầu khắp các tỉnh ở nước ta, tập trung nhiều ở miền Bắc, miền Trung, được nhân dân sử dụng nhiều trong cuộc sống như nấu nước uống, kích thích tiêu hóa. Vỏ cây vối còn được dùng làm thuốc gọi là hậu phác được dùng để trị đau bụng, đầy trướng ăn không tiêu, nôn mửa, chữa bỏng. Lá vối và nụ vối làm thuốc chữa mụn nhọn, lở loét, ghẻ, nhưng chủ yếu sử dụng trực tiếp ở dạng thô và chưa được nghiên cứu nhiều về thành phần hóa học. Mới đây, viện Đông y cũng thử áp dụng vối làm thuốc chữa các bệnh đường ruột, viêm họng, bệnh ngoài da. Từ năm 1991 trở lại đây, một số công trình trong nước và trên thế giới nghiên cứu cây vối cho thấy hàm lượng flavonoit chứa trong cây cao và một số chất có hoạt tính kháng HIV. Đặc biệt, một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy nước chiết của nụ vối là thành phần của thuốc trợ tim, chống khối u.
    Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số hợp chất tritecpenoit tách được từ vỏ cây vối (Cleistocalyx operculatus (Roxb) Merr. Et Perry) ở Nghệ An” nhằm góp phần xác định thành phần hóa học của cây vối, và tìm nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược liệu, công nghiệp hương liệu, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá tại địa phương.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Lấy mẫu vỏ cây vối.
    - Ngâm với dung môi metanol và chiết với các dung môi khác.
    - Phân lập các hợp chất bằng phương pháp sắc ký cột và sắc ký lớp mỏng.
    - Làm sạch các chất bằng phương pháp rửa và kết tinh phân đoạn
    - Xác định cấu trúc của các hợp chất bằng các phương pháp phổ: phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1H - NMR, 13C - NMR, DEPT, HMBC, HSQC).
    3. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là vỏ của cây vối, mẫu lấy tại thành phố Vinh, tĩnh Nghệ An.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...